Bà Trần Thị Thúy Anh (Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh) nghiên cứu sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Hiện nay, việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Tĩnh còn hạn chế do người dân chưa có ý thức sử dụng các chế phẩm sinh học trong quy trình sản xuất thâm canh để tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Trong khi đó, các cấp quản lý chưa có chế tài bảo hộ cho các sản phẩm nông sản an toàn nên người dân không thiết tha với việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch… Vì vậy việc nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học có hiệu quả cao, an toàn là hết sức cần thiết.
Đề tài nhằm mục đích thay thế thuốc trừ sâu hóa học bằng nấm ký sinh để phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa, rau màu.
Bà Trần Thị Thúy Anh – Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh – Chủ nhiệm đề tài cho biết, trong thời gian 2 năm, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn các chủng nấm ký sinh (Metarhizium sp), đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển để tuyển chọn các loài, chủng nấm ký sinh tiềm năng, có hoạt tính sinh học cao. Tiến tới hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm ký sinh để quản lý rầy nâu hại lúa và phòng trừ sâu, rệp hại rau màu, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó, tiến hành thí nghiệm sử dụng thuốc trừ sâu sinh học từ nấm Metarhizium sp. trên đồng ruộng, trang trại để đánh giá tính hiệu quả, khả năng nhân rộng. Phấn đấu đến năm 2020, sẽ sản xuất thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học, nấm ký sinh phòng trừ với mật độ bào tử ≥ 1,2x108 CFU/g; giảm 75% rầy nâu hại lúa, 75% rệp, sâu hại rau màu và cây ăn quả.
Nấm ký sinh Metarhiziumthuộc họ Moniliaceae, bộ Moniliales. Bào tử trần, hình trụ, đầu tròn hoặc elip tùy chủng, có màu lục nhạt hay oliu, kích thước từ 4,5 – 5,5µm. Metarhizium có khả năng diệt nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng như bọ rầy, bọ xít, bọ rùa, châu chấu, kiến vương hại dừa, bọ đất hại mía, lạc, mối, muỗi… do chúng có khả năng sinh độc tố destrucin A (C29H47O5N5) và destrucin B (C30H51O7N5) (rất độc đối với côn trùng). Tuy nhiên, cho dù không sinh ra các độc tố thì nấm vẫn có khả năng tiêu diệt côn trùng. Khi bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng, gặp độ ẩm cao và kéo dài sẽ nảy mầm, đâm xuyên vào cơ thể. Khi côn trùng chết, nấm lại đâm xuyên ra ngoài, tiếp tục phát tán theo gió hoặc nước để lây sang cá thể khác.
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;