Học tập đạo đức HCM

Đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định trong mùa dịch covid - 19

Thứ năm - 23/04/2020 22:19
Trước những diễn biến bất lợi của thời thiết, nhiều diện tích cây trồng bị sâu, bệnh gây hại cộng với tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của người dân. Việc phòng chống, ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh đang là ưu tiên hàng đầu nhưng không vì thế mà làm gián đoạn các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian này, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương đơn vị liên quan chỉ đạo bà con nông dân thực hiện các giải pháp duy trì sản xuất, bảo vệ cây trồng vật nuôi nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong vụ xuân này.

Thời điểm này, tại thôn Nhân Hòa, xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên, khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì một số diện tích lạc đã bị bệnh đốm lá và bệnh héo rũ phát sinh gây hại. Nếu như những năm trước đây không có dịch bệnh Covid-19 thì sau khi phát hiện sâu bệnh phá hoại cán bộ thôn đã tổ chức họp dân để thông báo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hạn chế việc tụ tập đông người, Ban cán sự thôn đã trực tiếp kiểm tra đồng ruộng, nắm bắt tình hình, rồi thông báo lên loa truyền thanh và đề nghị người dân phun thuốc.

Xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên là địa phương có truyền thống sản xuất lạc với diện tích 200 ha, song bà con nông dân chỉ sản xuất theo phương thức truyền thông ít đầu tư thâm canh. Được sự hỗ trợ của viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Trung tâm Khuyên nông Hà Tĩnh, vụ xuân 2020 hơn 60 hộ thôn Yên Hòa đã  đưa vào sản xuất mô hình chuyển giao kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng giống lạc L20 trên diện tích 10 ha. Đến nay cây lạc phát triển tốt đang trong giai đoạn đâm tia và ra hoa. Đây cũng là thời kỳ mẫn cảm với sâu bệnh phá hoại trên cây lạc.

 

2 11

Bệnh đốm lá xuất hiện trên cây lạc

 

 “Để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19, những ngày qua, việc sản xuất của bà con ở đây đã được tổ chức một cách linh hoạt. Qua kiểm tra, chúng tôi đã chụp ảnh và có các giải pháp phòng trừ gửi cho cán bộ thôn để chủ động phòng trừ, tránh việc huy động nhiều người cùng làm một lúc nhưng hiệu quả công việc vẫn đảm bảo”, kỹ sư Đặng Thị Thuận – Trung tâm Khuyến nông cho biết.

          Ngoài diện tích lạc bị sâu bệnh phá hoại, tình hình dịch hại trên lúa xuân đang diễn biến phức tạp với các loại như: Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên diện rộng. Hiện nay, lúa vụ Xuân đã có khoảng 28.000ha trổ bông, dự kiến đến 25/4/2020 cơ bản trổ xong. Những ngày qua, với hình thái thời tiết không ổn định, trời nhiều mây, số giờ nắng trong ngày ít, một số ngày có mưa, nền nhiệt độ phổ biến trong khoảng 21-23 độ C, độ ẩm không khí 85-90%. Như vậy, giai đoạn lúa vụ xuân trổ tập trung chịu tác động của điều kiện thời tiết bất thuận, có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn làm giảm năng suất, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Hiện nay trên đồng ruộng, ngoài bệnh đạo ôn gây hại thì sâu cuốn lá nhỏ cũng đã phát sinh rộ, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời đối tượng gây hại này sẻ ảnh hưởng trực triếp đến năng suất lúa xuân.

            Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh hiện nay sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành đã bắt đầu vũ hóa ở một số diện tích lúa giai đoạn làm đòng bước 4, bước 5, mật độ trưởng thành trung bình 4-5 con/1 m2, nơi cao 7-10 con/1 m2; sâu tuổi 5, nhộng mật độ trung bình 8-10 con/1 m2, nơi cao 12-15 con/1 m2. Đặc biệt trong vụ xuân năm nay, sâu cuốn lá nhỏ có hiện tượng rải lứa và xen gối lứa. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bộ lá đòng, sẻ ảnh hưởng đến năng suất lúa về cuối vụ. Ngành nông nghiệp đang tập trung dự tính, dự báo, đồng thời thông báo các bản tin nông vụ đến sát với bà con nông dân. Theo đó, tranh thủ các thời điểm thời tiết có nắng trong ngày để tiến hành phun phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Đặc biệt, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và đảm bảo quy trình phun, thời điểm phun để mang lại hiệu quả phòng trừ.

            Dịch bệnh Covid-19 đang làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh đó thì việc đảm bảo ổn định lương thực, an sinh xã hội trên địa bàn càng đặt ra cấp thiết. Trước mắt việc thực hiện thắng lợi toàn diện sản xuất vụ xuân 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo đó, ngoài việc bố trí, sắp xếp mật độ, cự ly lao động hợp lý, tỉnh Hà Tĩnh cũng có những thay đổi trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp. Thay vì tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, phổ biến kiến thức cho người dân như mọi năm, các địa phương, đơn vị đã thay đổi cách thức truyền đạt thông qua hệ thống loa phát thanh, phát tờ rơi nhằm hạn chế tụ tập đông người nhưng vẫn đạt được mục đích yêu cầu đề ra.

1 53

Cần tăng cường bám sát đồng ruộng phát hiện kịp thời các đối tượng sâu, bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả

Để chủ động phòng trừ dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ Xuân 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công cán bộ bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra tình hình sinh trưởng, tiến độ trổ bông của lúa vụ Xuân, diễn biến tình hình thời tiết để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn phòng trừ dịch hại cho cây trồng vụ Xuân, đặc biệt chú trọng bệnh đạo ôn cổ bông và sâu cuốn lá nhỏ. Theo đó các địa phương phân công cán bộ chuyên môn tăng cường bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện và tham mưu chỉ đạo kịp thời; tuyên truyền các giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ chăm sóc đến phòng, trừ sâu bệnh để nông dân nắm bắt và thực hiện. Đối với bệnh đạo ôn, từ nay đến cuối tháng tư, cần tập trung quyết liệt phun phòng; đối với sâu cuốn lá nhỏ, tiếp tục theo dõi diễn biến trưởng thành của sâu trên đồng ruộng, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, trừ cho 100% diện tích.

          Để đảm bảo sản xuất vụ xuân đạt hiệu quả cao, các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần công điện chỉ đạo của tỉnh và tuân thủ các hướng dẫn phòng trừ của cơ quan chuyên môn./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay52,001
  • Tháng hiện tại477,883
  • Tổng lượt truy cập89,156,217
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây