Học tập đạo đức HCM

Khơi mở tiềm năng phát triển ngành thủy sản

Thứ năm - 03/06/2021 04:10
Hà Tĩnh với chiều dài 137km bờ biển, địa hình có nhiều con sông lớn, hồ đập chứa nước cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm pha chút khí hậu ôn đới nên rất thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá chép lai V1, cá rô phi đơn tính,…. Vì vậy, trong những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản luôn được UBND tỉnh Hà Tĩnh xác định là một trong những chương trình nông nghiệp trọng điểm, là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, Hà Tĩnh đã xác định việc ứng dụng khoa học và công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm. Vì thế ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã tập trung đầu tư nhiều cho những nghiên cứu về lựa chọn, đưa các giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng tốt với khí hậu tỉnh nhà, phù hợp thị trường, cho hiệu quả vào sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn thực phẩm.

 Những năm gần đây, một số đề tài, dự án, mô hình thủy sản như: Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng; nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP; nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng vùng nuôi cua thâm canh, nuôi các loài thủy hải sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao… đã được thực hiện theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng đến việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng bền vững.  Vì vậy, kết quả sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh những năm qua đã duy trì ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, bước đầu đã hình thành được vùng nuôi trồng tập trung theo hướng trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh chuyển dịch theo chiều sâu (tăng năng suất, giá trị trên 1 đơn vị diện tích); tập trung phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao, phương thức sản xuất thâm canh, hàng hóa tập trung ngày càng phát triển.

 Tính đến hết năm 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 7.357 ha đạt 98,6% chỉ tiêu định hướng kế hoạch UBND tỉnh giao năm 2020, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019 (Trong đó: Nuôi mặn lợ 2.954 ha; Nuôi nước ngọt 4.403 ha); Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 15.320 tấn, đạt 102,1% chỉ tiêu định hướng kế hoạch UBND tỉnh giao, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019 (Trong đó:  Nuôi trồng thủy sản mặn lợ đạt: 8.308 tấn; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt: 7.012 tấn; Giá trị sản xuất đạt 837,3 tỷ đồng; bằng 94% so với cùng kỳ năm 2019 (Trong đó, nuôi mặn lợ 592,8 tỷ đồng, nuôi nước ngọt 280,5 tỷ đồng).

nuoi tom sd che pham sinh hoc tai cam xuyen

Mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học tại Cẩm Xuyên

Đặc biệt, lĩnh vực nuôi tôm, năm 2020 mặc dù có nhiều khó khăn như dịch Covid -19 kéo dài, thời tiết bất lợi nhưng nhìn chung ngành tôm vẫn được duy trì, phát triển khá, các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng ngày càng nhiều, cho năng suất cao, ổn định. Tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 2.510 ha. Trong đó: nuôi thâm canh, công nghiệp: 610 ha; nuôi bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: 1.900 ha. Sản lượng tôm nuôi đạt 4.605 tấn, đạt 96% so với kế hoạch đề ra, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Nghề nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm trên cát công nghệ cao ngày càng khẳng định tạo ra được sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chỉ lực quy mô lớn, đã có những doanh nghiệp, HTX nuôi tôm trên cát đạt 100 - 500 tấn/năm như HTX Xuân Thành - Nghi Xuân, Công ty Growbest - Kỳ Anh,... . Bên cạnh đó những mô hình nuôi tôm trái vụ trong nhà; nuôi tôm trong ao đất, ao vỗ bờ bằng vôi, bột đá,… đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Với mục tiêu: Tập trung phát triển ngành nuôi trồng thủy sản gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững chương trình xây dựng nông thôn mới, ngày 2/2/2021, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 234/SNN-TS về việc triển khai thực hiện “Đề án Nuôi trồng thủy sản năm 2021”. Theo đó, một số mục tiêu cụ thể được đặt ra như: Diện tích nuôi trồng thủy sản: 7.418 ha (Trong đó: Diện tích nuôi nước ngọt 4.440 ha;  Diện tích nuôi mặn lợ: 2.978 ha); Sản lượng nuôi trồng thủy sản: 15.203 tấn (Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt 6.953 tấn; Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 8.250 tấn) ; Về sản xuất, ương dưỡng giống: Giống tôm: 500 triệu con ; Giống cá nước ngọt 50 triệu con; Đối tượng khác 2 triệu con.

Trong những năm tới, cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đô thị hóa tỉnh Hà Tĩnh, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, để ngành nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì năm 2021 ngành thủy sản cần tập trung phát triển đối tượng chủ lực là tôm, các loại cá có giá trị kinh tế cao. Phát triển đất quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh; chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường cho các vùng nuôi tập trung ; thu hút đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng các vùng nuôi ; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình thủy sản an toàn sinh học, thân thiện với môi trường./.

Theo Hoàng Thanh/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại842,459
  • Tổng lượt truy cập85,749,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây