Học tập đạo đức HCM

Trồng rừng thâm canh gỗ lớn từ giống mới – Hướng đi có nhiều triển vọng

Thứ bảy - 14/08/2021 04:41
Để góp phần cải thiện và nâng cao năng suất gỗ, chất lượng rừng trồng nguyên liệu, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương; được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn keo lai mô và keo lai tai tượng giống Úc tại huyện Hương Sơn và huyện Can Lộc, bước đầu đã cho thấy hiệu quả mang lại cao hơn so với trồng rừng đại trà bằng các giống bản địa, mở ra nhiều triển vọng mới cho nông dân về đầu tư thâm canh rừng sản xuất.

Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn, trên 360.000 ha (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Với truyền thống từ trước đến nay người dân trồng rừng chủ yếu là cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp giâm hom với hệ rễ bàng nên dễ bị ngã đổ khi mùa mưa bão, đặc biệt trồng trong thời gian dài (10 năm), nên sự rủi ro càng cao. Vì thế, trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng các giống mới đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững.

Mô hình được thực hiện là một hoạt động trong chuỗi dự án “Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng tại một số tỉnh miền Trung” được triển khai từ năm 2019 đến 2021 ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị làm chủ dự án.

z2614150344507 10b5e5cbae737ca8a2122398ffd85e8d

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông kiểm tra mô hình

Tại Hà Tĩnh, mô hình được triển khai bắt đầu từ năm 2019, đã sử dụng giống cây keo nuôi cấy mô dòng AH1, AH7, TB1 và giống keo Tai tượng Úc xuất xứ Pongakii để trồng với tổng diện tích 90 ha, có 60 hộ tham gia (30 ha, 20 hộ tham gia/mỗi năm) thực hiện tại các xã: Sơn Hàm, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Trường (Huyện Hương Sơn) và Thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc). Song song với hoạt động triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây, hướng dẫn hộ dân chăm sóc theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây và tổ chức tham quan cho các hộ dân trong vùng.

Đến nay, đối với giống keo lai mô (trồng từ năm 2019) sau hơn một năm rưỡi, cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt 95%, chiều cao bình quân trên đạt từ 3,5 – 4m, đường kính 3,5- 5cm; những diện tích trồng từ 4/2021, tỷ lệ sống đạt 97%. Còn đối với cây keo tai tượng giống Úc  trồng từ năm 2020, sau hơn 8 tháng, cây đạt chiều cao1,2m – 1,4m, đường kính 0,9 – 1,3cm. Qua theo dõi và đánh giá bước đầu, mô hình tại các hộ cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ cây sống đạt cao, cây keo giống mới này sinh trưởng, phát triển nhanh, độ đồng đều cao, ít sâu bệnh hại, chiều cao và đường kính của cây phát triển nhanh gấp 1,5 - 2 lần so với trồng các loại giống bản địa, dự kiến năng suất, chất lượng rừng trồng cao hơn so với rừng trồng đại trà là 30% .

Với ưu điểm của các giống keo mới này đó là chống chịu được sâu bệnh hại, năng suất cao, khi đưa vào trồng rừng, cây có bộ rễ cọc nên sự chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất thuận nhất là hiện tượng gió bão; quy trình được áp dụng là quy trình trồng rừng bền vững sản xuất gỗ lớn, trong cả quá trình không đốt thực bì, hạn chế cơ giới trong khâu làm đất toàn diện nên sẻ giúp cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, rữa trôi; các giống keo này có thời gian kinh doanh 10 năm trở lên, đất đai sẻ được cải tạo, tầng đất mặt sẻ tốt hơn, đảm bảo ổn định sinh thái, ổn định nguồn nước ngầm, cải tạo được điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ nên cho giá trị kinh tế mang lại sẽ cao gấp hơn 2 lần trồng rừng gỗ nhỏ.

Đặc biệt, với giống keo lai mô, cây con được hình thành từ việc nuôi cấy mô cho ra những sản phẩm trong điều kiện tốt nhất nên khi đưa ra hiện trường trồng, tỷ lệ sống đạt 100%, không hao hụt trong quá trình trồng rừng và giảm chi phí trồng dặm. Đồng thời cây ít bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh khoảng từ 4 - 7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm; khoảng từ 8 - 12 năm cho gỗ lớn, gỗ xẻ, gỗ dân dụng.

Từ mô hình trồng rừng bằng các giống mới này, đã giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được quy trình kỹ thuật phù hợp, lựa chọn giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để đưa vào sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng trong trồng rừng. Kết quả đem lại chỉ mới là bước đầu, tuy thời gian chưa đủ để đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng cho thấy khả năng mô hình sẽ cho năng suất cao. Các giống keo mới này hiện nay chưa thực sự được người dân đưa vào trồng đại trà nhưng qua mô hình trình diễn thí điểm có thể khẳng định, bước đầu cây keo lai nuôi cấy mô và keo tai tượng giống Úc dễ trồng, sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống bản địa và cho hiệu quả kinh tế cao. Chính những ưu điểm này, sẽ giúp người dân dần thay đổi được tư duy trong sản xuất rừng trồng, đó là  nhận thức được về cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng; thay đổi dần cách sản xuất trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế.

Việc triển khai xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng giống Úc sẽ góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm  nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới. Đây thực sự là hướng đi mới đầy triển vọng trong công tác trồng rừng gỗ lớn của tỉnh nhà./.

Theo Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại846,088
  • Tổng lượt truy cập85,753,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây