Học tập đạo đức HCM

10 năm biến đầm hoang thành trang trại vàng

Thứ bảy - 01/10/2016 11:04
Sau hơn 10 năm khai phá đầm hoang, anh Phạm Văn Cảnh ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã gây dựng nên trang trại thu nhập lên đến 16 tỷ đồng/năm.

Anh Cảnh kể: “Năm 2005, không ít người bảo tôi sướng không biết hưởng lại từ thị trấn chui rúc ra đầm hoang nước lạnh. Nhưng tôi nghĩ đơn giản, ở trung tâm thị trấn mà cũng chỉ đủ ăn, thì ra đầm hoang mới có cơ hội làm giàu”. Ngày đầu ra đầm hoang thực sự là những ngày vất vả đối với anh Cảnh. Nhưng càng làm, anh càng gắn bó và nhận thấy mảnh đất này có nhiều ưu điểm để làm kinh tế.

 10 nam bien dam hoang thanh trang trai vang hinh anh 1

Ngoài nuôi lợn, trang trại của anh Cảnh còn có 16 hồ nuôi cá (4,5ha) cho thu nhập cao.  Ảnh: H.A

Những năm đầu lập nghiệp, vốn ít anh chỉ đầu tư 20 ao, hồ nuôi các loại cá nước ngọt. Rồi anh lại chuyển dần sang nuôi ba ba nhưng vẫn chưa thành công lắm. Năm 2012, sau chuyến rong ruổi ra tận Hà Nam, Thanh Hóa và một số trang trại lớn nuôi lợn gia công tại Hà Tĩnh học hỏi, anh về vay vốn ngân hàng xây 2 dãy chuồng nuôi 1.200 con lợn/lứa theo hình thức gia công cho doanh nghiệp. Ngay lứa đầu tiên, trừ mọi chi phí gia đình anh lãi hơn 200 triệu đồng.

Sau 2 năm nuôi gia công, anh thấy phải nuôi lợn giống chất lượng cao mới là bước đi đúng. “Khi tôi đưa ra ý tưởng này, 7 hộ cùng chăn nuôi tại địa phương đã đồng ý góp vốn xây dựng đề án thành lập HTX Chăn nuôi Hợp Lực. Đến nay, sau 3 năm đi vào sản xuất, HTX Hợp Lực có 450 con lợn nái giống siêu nạc; mỗi năm xuất ra thị trường 10.000 lợn con giống và hơn 3.000 con lợn thịt thương phẩm, thu về trên 16 tỷ đồng, lợi nhuận đạt xấp xỉ 4 tỷ đồng. HTX giải quyết việc làm cho 16 lao động với thu nhập 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Cảnh đã có những giải pháp tốt xử lý môi trường. Anh bật mí: “Tôi đầu tư 2 nhà ủ phân kín. Toàn bộ phân đưa vào ủ cùng với chế phẩm sinh học, chỉ sau 1 tuần là hết mùi hôi, mang ra bón cho cây trồng.  Hiện nay, phương pháp xử lý phân chăn nuôi của tôi đang được Sở KHCN tỉnh thẩm định, chứng nhận về sáng kiến khoa học kỹ thuật”.

Ông Trần Đình Gia- Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong xu hướng hình thành các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững của địa phương, anh Phạm Văn Cảnh là 1 trong những điển hình. Đó là cơ sở để Hội ND tỉnh đề xuất và Hội đồng bình chọn chung khảo cấp T.Ư lựa chọn anh Phạm Văn Cảnh là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016”.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay65,395
  • Tháng hiện tại896,122
  • Tổng lượt truy cập92,069,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây