Học tập đạo đức HCM

Anh Nguyễn Quang Vinh khấm khá nhờ cá kiểng

Thứ ba - 08/10/2013 22:21
Hơn 1 năm trở lại đây, tại ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận huyện Bình Tân xuất hiện một hình nuôi cá kiểng của anh Nguyễn Quang Vinh. Đây được xem là mô hình mới của xã, vì cho đến nay, mô hình chỉ có duy nhất tại hộ này. Anh Vinh cho biết, với diện tích trên 2.000 m2, hàng tuần đều có chuyến gửi hàng đi TP. HCM hoặc bán cho thương lái ở Cần Thơ, thu nhập gần chục triệu đồng.

Anh Nguyễn Quang Vinh quê gốc ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Mặc dù nhà có nhiều ruộng, nhưng cha mẹ của anh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, đất ruộng thì cho thuê, nên ngay từ nhỏ cả ba anh em của anh Vinh đều được định hướng cho đi ăn học đến nơi đến chốn để xây dựng tương lai. Đúng như ý nguyện của cha mẹ anh, cả ba anh em của anh Vinh đều học hết Đại học, người có bằng cử nhân, người có bằng kỹ sư và đều đi làm ở các cơ quan, xí nghiệp. Riêng đối với anh Vinh, tốt nghiệp đại học Cần Thơ năm 2009, chuyên ngành thủy sản, anh xin được việc tại một Công ty chế biến và xuất khẩu cá tra ở tỉnh An Giang. Sau hơn 3 năm làm việc, mức lương của anh đang ở mức trên 5 triệu đồng/tháng thì anh xin nghỉ việc,  về quê vợ đào ao nuôi cá. Mới nghe qua có lẽ ai cũng cảm thấy quyết định của anh là không bình thường, thậm chí còn mạo hiểm. Tuy nhiên, đối với anh Vinh thì đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Anh Vinh cho biết, do cả gia đình cha mẹ vợ nhiều năm qua đã di dời đến xã Tân Thành cho tiện việc làm ăn, khu đất ít ỏi chừng 2 công cũng bị bỏ hoang từ dạo ấy, nên chẳng có huê lợi gì ngoài củi. Nhìn thấy địa thế của khu đất thuận lợi cho việc nuôi cá, đồng thời mơ ước về nghề nuôi cá kiểng vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí anh Vinh, nên anh mạnh dạn quyết định về quê nuôi cá.

Ngoài ra, anh Vĩnh cũng chia sẻ, đầu tư nuôi cá kiểng thật sự tốn kém nhiều chi phí. Với diện tích khoảng 2 công này, anh đã đầu tư gần 200 triệu đồng bao gồm: chi phí đào ao, thiết kế mô hình, mua trang thiết bị, con giống, công thợ,…  Nhưng nhờ nuôi đạt hiệu quả, nên giờ đây anh đã thu hồi trên 50% vốn đầu tư ban đầu. Theo anh ước tính, với đà này, cuối năm nay anh sẽ hoàn vốn. 

Như anh Vinh đã nói, mặc dù là một kỹ sư ngành thủy sản, nhưng khi bắt tay vào thực tế công việc thì có rất nhiều thứ phát sinh, và gây khó khăn cho anh. Mỗi một loại cá có một đặc tính khác nhau, và mỗi một giai đoạn sinh trưởng cũng yêu cầu phải có chế độ chăm sóc khác nhau,…  Vì vậy, chỉ với khoảng 5 loài, mà hầu như ngày nào anh Vinh cũng bận rộn từ sáng sớm đến tận chiều tối.

Do mô hình mới xây dựng, anh không có đàn cá bố mẹ, tất cả con giống là phải đi mua ở các trại giống mang về, rồi nuôi dưỡng từ 2 đến 4 tháng tùy loại, mới xuất bán. Nếu bỏ chi phí con giống, tiền thức ăn, chi phí nhân công và điện nước,….mỗi con cá anh thu lãi từ 300 đến 1.000 đồng. Đó là khi tỷ lệ hao hụt thấp – dưới 5%, nếu tỷ lệ hao hụt cao thì khó có lời. Bởi vậy, anh Vinh quyết tâm vừa nuôi kinh doanh, vừa đầu tư đàn cá giống bố mẹ, gồm các giống như: tai tượng da beo, bình tích, hạc đỉnh hồng, chép Nhật,… để giảm bớt chi phí tiền con giống, vốn đã chiếm khoảng 50% giá thành mỗi con.

Điều đáng mừng là khoảng 4 tháng nữa, đàn cá bố mẹ: tai tượng da beo sẽ đến tuổi sinh sản, và năm tới trại của anh Vinh sẽ tự sản xuất được con giống này. Và khi đó, sự đầu tư cho mỗi đợt nuôi đã giảm đáng kể, và vì vậy lợi nhuận cũng sẽ tăng lên.

Đến nay, anh Vinh đã có đủ cơ sở để khẳng định rằng, quyết định của anh là hoàn toàn đúng đắn. Sự thành công của anh đã để lại cho nhiều người bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là, danh nghĩa của bằng cấp có thể sử dụng bất cứ đâu, việc gì cũng có thể làm, miễn đó là việc làm chính đáng.

Hiện tại đàn cá của trại anh Vinh lên đến 250.000 con. Trong thời gian tới, với sự mở rộng thị trường, và mở rộng quy mô sản xuất, con số đó còn có thể tăng lên gấp nhiều lần. Và hy vọng một nghề nuôi mới sẽ phát triển tại xã điểm Nông thôn mới này.

Hiện tại ở nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, như Tiền Giang, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang,.. phong trào nuôi cá kiểng cũng phát triển khá mạnh. Mỗi nơi có lợi thế riêng về một chủng loại. Các mô hình một khi được đầu tư đúng mức, có đầu ra thuận lợi, thì đều có thể đạt được hiệu quả cao. Đồng thời được chính quyền và ngành chức năng sở tại khuyến khích nhân rộng. Được biết, nếu người nuôi, nuôi được những loài cá quý, giống ngoại, có thể xuất khẩu được, thì lợi nhuận còn có thể cao hơn gấp nhiều lần. Và để đạt được kết quả ấy, ngay từ hôm nay, những mô hình như trại của anh Nguyễn Quang Vinh nên được quan tâm hỗ trợ kịp thời.

 

Theo thvl.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại276,786
  • Tổng lượt truy cập88,955,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây