Học tập đạo đức HCM

Anh Trần Văn Quỳnh thành công từ mô hình chăn nuôi bò

Thứ bảy - 01/10/2016 11:44
Tìm hướng đi cho phát triển kinh tế hộ gia đình bằng việc đầu tư tái tạo và mở rộng quy mô đàn bò của gia đình anh Trần Văn Quỳnh ở thôn Đồng Rôm, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn hiện đang phát huy được hiệu quả thiết thực.

Nhận thấy so với việc chăn nuôi lợn thịt hay gà thịt thì việc nuôi bò nhàn hơn rất nhiều, hơn nữa bò lại có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn nên anh Trần Văn Quỳnh quyết định phát triển kinh tế gia đình bằng chăn nuôi bò. Năm 2006, được vay vốn tín dụng, gia đình anh đã đầu tư mua 1 cặp bò về nuôi theo phương thức bán chăn thả. Trước khi bắt tay vào nuôi bò, anh đã dày công nghiên cứu và học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế từ khâu chọn giống, làm chuồng trại, xử lý thức ăn, chất thải, cách nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và vỗ béo bò... Bên cạnh đó, toàn bộ nguồn quỹ đất rộng 2 ha đã được gia đình anh cải tạo để trồng cỏ voi làm thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi theo hướng bền vững. Đây là tiền đề, nền tảng giúp anh yên tâm chăn nuôi và thành công ngay từ "sản phẩm đầu tay” của mình.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của anh Trần Văn Quỳnh, thôn Đồng Rôm, xã Nhữ Hán (Yên Sơn).

Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm trong thực tế, anh nhận thấy, việc mở rộng quy mô chăn nuôi sẽ là hướng đi giúp nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Do đó, toàn bộ số bê sinh sản ra đều được gia đình anh giữ lại để bổ sung cho việc phát triển tổng đàn. Đặc biệt, trong quá trình tham gia chăn nuôi bò sinh sản, anh luôn ứng dụng khoa học kỹ thuật khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn bò của gia đình anh đều sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra, anh cũng rất chú trọng về khâu chuồng trại, vệ sinh thú y cho bò. Anh đầu tư xây chuồng có lán che, thoáng mát, máng ăn, máng uống quy củ và làm giáo chia ô cho bò . Để tránh ô nhiễm môi trường, anh xây hầm biogas để xử lý chất thải của bò và làm chất đốt cho gia đình. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” anh luôn học hỏi kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông viên xã, những công việc như tiêm phòng vắc xin, vệ sinh, tẩy uế chuồng trại được anh áp dụng và thực hiện thường xuyên...

Xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình bằng việc đầu tư chăn nuôi bò sinh sản nên mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho gia đình anh Quỳnh trong thời gian qua. Từ chỗ quy mô nhỏ lẻ, gia đình anh đã phát triển đàn bò lên 30 con, trong đó có 20 con bò sinh sản và 10 bò thịt. Từ những con bò giống đầu tiên, đến nay gia đình anh là hộ gia đình tham gia chăn nuôi nhiều nhất trên địa bàn xã Nhữ Hán, và mô hình này hiện được nhiều người dân trong xã thăm quan, học hỏi.

Ngoài chăn nuôi bò sinh sản, anh Quỳnh còn chăn nuôi 1 cặp trâu và đầu tư cải tạo diện tích mặt nước rộng gần 1 ha để chăn nuôi cá thương phẩm. Với cách làm này, mỗi năm gia đình anh đạt tổng thu nhập gần 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 300 triệu đồng.

Ông Đặng Xuân Thủy, Chủ tịch Hội CCB xã Nhữ Hán cho biết thêm: Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Trần Văn Quỳnh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những gia đình khó khăn trong thôn để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, trên địa bàn xã Nhữ Hán cũng đã xuất hiện thêm nhiều mô hình chăn nuôi bò sinh sản, mỗi năm cung cấp nguồn con giống và sản phẩm thịt ra ngoài thị trường, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Nhữ Hán đã đề ra.

Nhờ sự nỗ lực, chăm chỉ tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình mà anh Trần Văn Quỳnh đã thành công. Mong răng trong thời gian tới, mô hình kinh tế của ah Quỳnh tiếp tục được mở rộng và phát triển, bên cạnh đó, có nhiều hộ tham quan, học hỏi và áp dụng thành công để phát triển kinh tế gia đình. Từ đó góp giúp kinh tế của địa phương phát triển, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Theo Tuyenquang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,187
  • Tổng lượt truy cập90,255,580
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây