Học tập đạo đức HCM

Anh em 9X kiếm tiền tỉ mỗi năm nhờ nông trại rau sạch

Thứ hai - 11/07/2016 05:32
Mới ngoài 20 tuổi nhưng Cao Văn Khánh cùng em trai là Cao Văn Duy đã là chủ một nông trại ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm cho doanh thu cả tỉ đồng

Đỗ đại học nhưng sẵn sàng từ bỏ để ở nhà làm nông nghiệp thoả mãn đam mê, hai anh em Cao Văn Khánh và Cao Văn Duy (Nguyễn Siêu, phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng) khiến nhiều người bất ngờ với quyết định của mình.

Không học đại học, ở nhà làm nông

Năm 2012, khi thi đậu vào Đại học Ngân hàng (TP HCM), ngày nhận giấy báo nhập học, gia đình ai cũng hân hoan, bạn bè chúc mừng, riêng Cao Văn Duy tỏ vẻ dửng dưng.

Ngay tối hôm đó, anh thông báo với gia đình từ chối việc đi TP HCM nhập học. Quyết định của chàng trai mới lớn khiến cả nhà sửng sốt. Dù đã được gia đình động viên nhưng Duy vẫn quyết định ở nhà để theo đuổi công việc làm nông.

“Bây giờ nghĩ lại tôi thấy quyết định của mình ngày đó rất quyết đoán, có phần táo bạo vì hầu hết bạn bè cùng trang lứa không ai có sự lựa chọn kỳ lạ như tôi” - anh chia sẻ.

'Trang trại nông nghiệp công nghệ cao của anh em Cao Văn Duy và Cao Văn Khánh. Ảnh: Thạch Thảo.'

Trang trại nông nghiệp công nghệ cao của anh em Cao Văn Duy và Cao Văn Khánh. Ảnh: Thạch Thảo.

Sau một năm lặn lội ngoài vườn cùng bố mẹ làm nông, khi đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm, lại được tham quan, tiếp cận nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, Cao Văn Duy đề xuất với gia đình phải đưa cây trồng vào trong nhà kính, sản xuất theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao để cho ra những nông phẩm sạch.

Thấy Duy có trách nhiệm với công việc, chững chạc trong suy nghĩ, đau đáu làm giàu với nghề nông nên gia đình đã giao 1/3 diện tích trên tổng số 1 ha đất cùng nguồn vốn đầu tư cho Duy tự do lựa chọn mô hình sản xuất theo hướng đi của riêng mình.

Nghĩ là làm, anh lập tức cho làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn để sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Ngoài tự tìm hiểu những mô hình sản xuất hay, lạ trên mạng, Duy không ngại ngần tìm đến những trang trại có quy mô sản xuất lớn ở TP Đà Lạt để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, giống cây trồng cho năng suất, chất lượng về áp dụng thí điểm trên diện tích của riêng mình.

Một số loại cà chua giống mới, cho chất lượng cao được Duy đem về trồng. Khi cà chua vừa xuống giống, anh liên hệ với nhiều vựa thu mua nông sản sạch trên địa bàn để chuẩn bị cho đầu ra của sản phẩm.

Nhờ biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật mà cà chua của Duy phát triển rất nhanh, đơm hoa, kết trái trĩu cảnh từ gốc lên ngọn. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP nên các cơ sở thu mua nông sản Sạch ký hợp đồng thu mua dài hạn để nhập vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng lớn.

Thấy mô hình làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với lối canh tác truyền thống, anh Duy bàn với bố mẹ mở rộng diện tích gieo trồng. Đến nay, gần 50% diện tích sản xuất nông nghiệp của gia đình đã được đưa vào nhà kính, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với lối canh tác truyền thống.

Kiếm tiền tỉ mỗi năm

Năm 2015, anh Cao Văn Duy là Cao Văn Khánh (24 tuổi) tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Đại học kinh tế TP HCM cũng về nhà hợp sức với em làm nông.

Dù còn trẻ tuổi và chưa lập gia đình nhưng cả hai anh em Khánh và Duy đều có chung một niềm đam mê làm giàu từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cả hai cùng theo đuổi những mô hình sản xuất nông nghiệp mới lạ, sản phẩm đạt năng suất, chất lượng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong hơn 4.000 m2 nhà kính, hai anh em Khánh, Duy trồng các cà chua, dưa leo baby. Được chăm sóc đúng kỹ thuật mà mỗi gốc cà chua cherry đỏ cho thu hoạch trung bình đạt tới 12 kg, quả sai trĩu từ gốc lên ngọn. Giá bán dao động từ 25.000-35.000 đồng/kg tùy vào thời vụ. Dưa leo baby của hai anh em Duy, Khánh trái cũng đầy gốc. Nhờ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với cách thức chăm sóc đặc biệt loại dưa này đã cho trái giòn, ngọt.

'Trang trại nông nghiệp công nghệ cao của anh em Cao Văn Duy và Cao Văn Khánh. Ảnh: Thạch Thảo.'

Trang trại nông nghiệp công nghệ cao của anh em Cao Văn Duy và Cao Văn Khánh. Ảnh: Thạch Thảo.

 

Anh Cao Văn Khánh cho biết hiện nay người tiêu dùng đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe nên tất cả những nông sản của gia đình anh đều không sử dụng các loại thuốc hóa học.

Để hạn chế tối đa mầm bệnh xuất hiện trên cây trồng, trước khi xuống giống, người trồng phải xử lý đất thật kỹ để ngăn ngừa các loại bệnh có trong đất. Bên cạnh đó, khi chọn giống cũng phải lựa chọn các loại có khả năng kháng được các loại bệnh thông thường. Người trồng cũng phải thường xuyên theo dõi, khi phát hiện những cây mắc bệnh phải lập tức cắt bỏ, gom đốt ngay để tránh lây lan.

Cẩn thận hơn, kết thúc mỗi ngày làm việc ở trang trại, hai anh em Duy, Khánh còn ghi nhật ký nhà vườn vào cuốn sổ để theo dõi sự phát triển của các loại cây trồng cũng như những dấu hiệu bất thường để có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu.

Hiện nay, tất cả các sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh Cao Văn Duy sản xuất đều đạt chuẩn VietGAP, được xuất bán đi các thị trường Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ và Huế. Hai anh em 9X này cũng đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến mở rộng thị trường, đưa sản phẩm nông nghiệp của mình sang Singapore và một số nước trong khu vực.

Anh Cao Văn Khánh tiết lộ hiện với 1 ha đất canh tác nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm gia đình anh thu về không dưới 1 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thắng, có kinh nghiệm làm nông trên 50 năm qua, nhà gần trạng trại của anh em Duy, tỏ ra khâm phục cách làm nông của hai chàng trai trẻ này.

Theo Thạch Thảo/zing.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,280
  • Tổng lượt truy cập92,650,944
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây