Học tập đạo đức HCM

Áp dụng khoa học kỹ thuật, lão nông thu tiền tỷ từ…gà

Thứ hai - 19/12/2016 05:07
Với tinh thần vượt khó dám nghĩ, dám làm, lão ông Bùi Văn Quế - hội viên nông dân thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã đi đầu trong việc dồn điền đổi thửa ruộng đất của gia đình về một khu để đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà chuồng lạnh quy mô 20 nghìn con thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thu hoạch trứng tại trang trại gà của ông Bùi Văn Quế
 
Có cái duyên tiếp xúc với nghề buôn bán trứng gia cầm từ thời còn trẻ, do đó ông Quế thường xuyên có cơ hội giao lưu, trao đổi thăm quan nhiều mô hình nuôi gà lấy trứng ở các tỉnh bạn. Cho rằng đây là một mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao. Tại sao mình không làm từ gốc đến ngọn? Nghĩ là làm ông quyết định chuyển hướng từ nhập trứng bán sang nuôi gà lấy trứng.
 
Từ suy nghĩ đến thực tế lại là một bước đường dài. Kinh phí để xây dựng một trại gà theo công nghệ khép kín không phải là nhỏ, đây là một trở ngại rất lớn đối với gia đình ông. Nhưng với lòng quyết tâm nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Quế đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng, bà con, họ hàng cùng với tiền dành dụm của gia đình đầu tư 6 tỷ đồng để mở trại gà. 
 
Trên 3.000 m2 đất sau dồn điền đổi thửa, ông xây 5 dẫy chuồng theo công nghệ khép kín, cùng với giàn mát làm bằng hơi và quạt thông gió đảm bảo cho gà nuôi được mát mẻ về mùa hè còn có hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, khay ăn, khay uống ... đảm bảo tiêu chuẩn. 
 
Với hệ thống chuồng trại này, nhờ nuôi khép kín và tách biệt với bên ngoài, ở cửa ra vào lại có hệ thống tiêu độc, khử trùng nên đàn gà của gia đình phát triển khỏe mạnh và đẻ trứng rất tốt, trung bình 650 đến 850 quả/1000 gà tùy giống. Hiện nay với 15.000 con gà đẻ, mỗi ngày trang trại của ông thu hoạch được 11.000 quả trứng. Với giá 2.500 đồng/quả đối với trứng gà Ai Cập và 1.800 đồng/1 quả đối với trứng gà Isa Brown, ông thu về trên 20 triệu đồng/ngày, trừ chi phí cũng thu lãi ít nhất 5 triệu đồng/ngày.
 
Ông Bùi Văn Quế chia sẻ: “Ưu điểm của nuôi gà khép kín là dù số lượng gà đông và nuôi nhốt tập trung nhưng nhờ hệ thống chuồng trại hiện đại cũng như được vệ sinh, khử trùng thường xuyên nên gà hiếm khi bị dịch bệnh, không gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mặt khác, nhờ chủ động được đầu ra cho sản phẩm nên thu nhập từ trại gà tương đối cao và ổn định”.
 
Tuy mới gắn bó với việc nuôi gà công nghệ khép kín được hơn một năm, nhưng ông Quế đã đúc rút được rất nhiều kiến thức kinh nghiệm cho mình. Theo ông, “Khi đã nuôi theo mô hình kinh tế trang trại, trang thiết bị chuyên dụng là điều tối cần thiết”.  Một mô hình trang trại nuôi gà siêu trứng thường phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Trang thiết bị cơ sở bao gồm nguyên liệu, vật dụng làm nhà, mái che, chuồng gà…; trang thiết bị ăn uống, lấy trứng gồm khay ăn, khay uống và khay đẻ trứng; trang thiết bị công nghệ gồm hệ thống quạt thông gió, làm mát, đèn chiếu sáng chuyên dụng, hệ thống phòng cúm…
 
Bên cạnh việc đầu tư thiết bị cần đặc biệt chú ý khâu vệ sinh, vì gà rất dễ mắc bệnh nên phải thường xuyên vệ sinh tiêu độc, xông sát trùng tất cả các thiết bị khi nhập gà. Nên hạn chế người và súc vật vào chuồng, tránh tác nhân trung gian truyền vi khuẩn. Với khâu vệ sinh ổ đẻ, sự ngăn nắp và thoáng mát cũng cần chú ý. Thông thường nên đặt vị trí ổ đẻ cách nền 40-50 cm, thường xuyên thay hoặc tiệt trùng các chất liệu lót nền ổ để bảo đảm trứng không ô nhiễm… 
 
Cũng theo ông Quế, giống gà đẻ trứng nuôi  khoảng 12-14 tháng thì phải thay mới. Số gà thải ra được thương lái đến thu mua với giá gà thịt, trung bình từ 40-50 nghìn đồng/kg. Số tiền thu được từ việc bán gà thải cũng tương đương với số tiền đầu tư mua  gà giống đẻ trứng lứa mới vì thế có thể xem như là vốn xoay vòng.
 
Trang trại gà quy mô khép kín của gia đình ông Bùi Văn Quế không những đem lại thu nhập lớn cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 4-5 lao động tại địa phương. Từ mô hình này của ông đã có nhiều người dân đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm.
 
Theo Lê Bích/ Hội Nông dân
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại859,031
  • Tổng lượt truy cập93,236,695
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây