Học tập đạo đức HCM

Bí kíp không tưởng dạy chim thành “ca sĩ”

Thứ năm - 23/07/2015 22:27
Không cần những diện tích trang trại quy mô lớn, nhưng chàng trai mới 28 tuổi ở Sóc Sơn (Hà Nội) đã kiếm được cả bạc tỷ nhờ thuần hóa chim rừng và dạy chúng hót theo giọng mình thích…

Người “nhạc sỹ” của chim đó là anh Nguyễn Văn Phúc ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội). Anh Phúc đã từng du học ở Nga và đang có một công việc tốt, thu nhập cao ở Hà Nội, nhưng anh đã bỏ tất cả để về… nuôi chim.

Du học xong về nuôi chim

Hôm chúng tôi về Hiệu Chân trời nắng như đổ lửa, nhà Phúc nằm ngay dưới chân đê, tựa lưng vào con sông Cầu thơ mộng. Vừa bước vào nhà, nhấp chén trà, thì Phúc bảo giờ phải chở 50 đôi bồ câu Pháp xuống Đông Anh cho khách, thế là tôi đành ngồi chờ. Gần 3 giờ đồng hồ sau, Phúc mới về và cũng chừng ấy thời gian tôi ngồi nghe chim cu gáy, khiếu, họa mi… hót với đủ thứ tiếng khác nhau.

Lúc về, Phúc mới có thời gian kể cho tôi nghe về cái “duyên” với nghề nuôi, dạy chim hót của anh. Phúc bảo, trước đây anh đã từng du học 4 năm ở Nga với chuyên ngành lập trình công nghệ thông tin. Năm 2009 về nước, cầm trong tay tấm bằng kỹ sư loại ưu, anh dễ dàng có được một công việc ổn định, với mức lương cao gấp đôi so với những ngày khác. Nhưng anh vẫn chưa hài lòng, Phúc tâm sự: “Lương dù cao hơn nhiều người khác, nhưng chưa tương xứng với công sức mình bỏ ra. Trong một lần ngồi bần thần nghĩ về tương lai, tôi chợt nảy ra ý tưởng làm giầu từ chính nghề nuôi chim mà gia đình tôi đã gắn bó nhiều năm nay. Tất nhiên, tôi có cách nuôi khác với bố tôi, đó là nuôi chim cảnh, chim chọi và chim làm thực phẩm”.

Quyết là làm, hôm Phúc xách va ly về quê, gia đình không ai đồng ý, còn hàng xóm thì lời ra tiếng vào rằng: “Thằng này hết khôn dồn dại rồi. Bỏ thành phố, về nông thôn đã là dại, chứ bỏ làm cán bộ về làm nông dân thì hết chỗ để nói”. Ông Nguyễn Văn Vân, bố Phúc bảo: “Phúc nó cầm tinh con mèo- sinh năm 1987 Đinh Mão. Chúa đời những đứa con trai cầm can Đinh, Nhâm, Quý, Giáp là quyết đoán lắm, đã nói là làm nên gia đình đành chiều theo ý vậy”.

Lúc đầu ít vốn, Phúc vay mượn gia đình mua được 200 đôi bồ câu Pháp. Nuôi được 3 tháng, thì đàn chim bỗng lăn ra chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Cụt vốn, hụt hẫng anh sinh ra chán nản định bỏ nghề. Nhờ có sự động viên của gia đình, bạn bè, anh tiếp tục bám nghề.

Rút kinh nghiệm từ cú vấp ngã này, anh học hỏi thêm kinh nghiệm từ bố, sách, báo và đi thăm quan mô hình ở khắp nơi. Hễ nghe tin ở đâu có người nuôi chim bồ câu nhiều là anh tới học hỏi. Có lần anh còn vào tận Đồng Nai để lĩnh hội thêm kiến thức. Có kiến thức, kỹ thuật trong tay anh lần lượt tăng đàn từ 200 đôi, lên 500 đôi và bây giờ anh có hơn 5.000 đôi bồ câu, chim cu gáy các loại.

Thu nhập tới cả 300 triệu đồng mỗi tháng

Có bước đệm với sự thành công từ con bồ câu Pháp, Phúc đã thử nghiệm với bồ câu Mỹ, Nhật Bản và nó đều bình yên vô sự, phát triển tốt trong bàn tay chăm sóc của anh. Anh Phúc bảo, nuôi bồ câu vừa khó vừa dễ. Khó ở chỗ, con bồ câu ăn ở rất sạch, nếu môi trường bẩn, thức ăn bẩn là chúng mắc bệnh chết ngay. Còn dễ là chúng sinh sản nhanh, không đòi hỏi nhiều diện tích, chỉ cần vài trăm m2 là cũng có thể làm giàu từ loại chim này. Hơn nữa, thịt chim giá trị dinh dưỡng cao, thị trường rộng, nên không lo ế...

Bí kíp không tưởng dạy chim thành “ca sĩ” - 2

Chú cu gáy này có giá hàng triệu đồng, nên được anh Nguyễn Văn Phúc rất cưng nựng.

Anh Phúc cho biết, hiện trung bình mỗi tháng anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 đôi bồ câu thịt và giống; 250 đôi cu gáy và khoảng 200 đôi bồ câu Mỹ, thu về từ 200 – 300 triệu đồng/tháng. Doanh thu từ nuôi bồ câu là thế, song anh chỉ thực sự nổi tiếng khi có biệt tài nuôi chim cu gáy, đặc biệt là luyện chim hót theo tiếng nhạc, tiếng người, rồi bán với giá cao gấp hàng chục lần so với chim thường mà khách vẫn nườm nượp.

Nhận thấy hiện nhu cầu chơi chim cảnh, đặc biệt là chim cu gáy rất lớn. Hơn nữa đây là loại chim rất hiếm, chủ yếu là bắt được ngoài tự nhiên, chứ ít ai thuần dưỡng nuôi sinh sản được, nên giá trị kinh tế rất cao. Đến năm 2011, Phúc bắt đầu nuôi chim cu gáy, lúc đầu mua được 20 đôi, rồi về “ép” cho chim đẻ gây dựng dần lên. “Nuôi cu gáy khó hơn bồ câu, vì loài chim này nhát, hễ có người đi lại nhiều là bỏ tổ, nhất là người lạ chạm tay vào tổ là chúng bỏ tổ ngay” – anh Phúc chia sẻ.

Hiểu được tập tính của cu gáy, Phúc dành hẳn một tầng thượng chuyên để nuôi cu gáy. Gần đây anh có nuôi thêm cu gáy Nhật, Mỹ và nhận thấy cu gáy Nhật Mỹ tuy giá thành không đắt bằng cu gáy ta, nhưng chúng lại rất thuần và đặc biệt ấp rất khéo. “Thế là tôi thử đưa trứng sang cho cu gáy Nhật, Mỹ, kết quả thật bất ngờ, tỷ lệ nở rất cao, nhờ đó mà hiện tôi có khoảng 250 đôi cu gáy ta” – anh Phúc cho biết thêm.

Dạy chim hót theo nhạc

Không phải ấp nở được cu gáy, rồi nuôi lớn lên bán là kiếm được tiền. Nuôi đã công phu, dạy cho cu gáy hót con công phu gấp bội. Theo Phúc, một con cu gáy có giá, phải đảm bảo các tiêu chí như: Mã ngỗng (to con, ngực nở, chân to, cánh rộng); vành hạt cườm ở cổ nhỏ, đều (Cườm vừng thì giọng thổ, cườm nổ thì giọng kim hay kim – nổ - thổ - vừng); khi gù phải gù được 4 – 5 lèo và sự thuần thục chỉ cần vẫy tay là gù. Nhưng không phải con cu gáy nào cũng có đầy đủ các yếu tố trên. Nên để tuyển chọn chim hay, anh phải chọn những con có mã đẹp, còn giọng gù “hót” thì bắt buộc phải luyện.

Bí kíp không tưởng dạy chim thành “ca sĩ” - 3

Chim cu gáy ta thường nhát, nhưng có giọng hót rất hay, nên vẫn được nhiều khách yêu thích.

Thông thường để có con chim hót hay, đẹp phải luyện ít nhất 2 năm. Luyện công phu là thế, nhưng cũng có lúc anh gặp phải cảnh “dở khóc, dở cười”. Đó là khi khách đến mua, anh ra hiệu cho chú chim quý hót, nhưng làm thế nào nó vẫn không chịu hót. Nhưng khách vừa nổ máy ra khỏi cổng thì nó lại hót… như chưa bao giờ được hót vậy. “Tôi huấn luyện rất nhiều con rồi, nhưng ấn tượng và thành công nhất là con cu gáy “3 lèo 6 bổ” (tức gù được 3 lèo và bổ liên tục 6 cái).

Chia sẻ về “kỹ nghệ” luyện chim hót, Phúc cho biết, lúc đầu anh tự “hót” cho chúng hót theo, nhưng dạy cách này vừa mệt, mà không hiệu quả, bởi những con chú thuần sẽ không giám hót theo. Tận dụng những kiến thức về công nghệ thông tin, anh sưu tầm những giọng hót chuẩn, rồi lưu vào USB mở loa vào mỗi buổi sáng cho chim hót theo. Trước tiên tập cho chúng nghe nhiều lần để quen với tiếng hót, rồi dạy chúng hót theo sự điều kiển của mình. Ví dụ vẫy tay là bắt đầu hót, vẫy 2 lần hót hai lèo, vẫy 4 lần hót 4 lèo… Với những con như thế giá từ 15 –25 triệu đồng, còn những con giá 5 – 10 triệu đồng thì nhiều lắm.

Bí kíp không tưởng dạy chim thành “ca sĩ” - 4

Đây là một con cu gáy rất độc, bởi mầu lông đặc biệt và tràng hạt đều, đẹp, có giá lên đến cả chục triệu đồng.

Nhớ lại những kỷ niệm luyện chim, Phúc tỏ ra rất tiếc nuối, vì nể khách mà anh bán mất một con chim cu gáy rất độc: “Con này hay lắm, đẹp lắm. Không phải là khách sành chơi, nhìn nó cũng đã mê, chứ chưa nói người sành chơi. Con này hót được 5 lèo, 6 bổ. Nếu nó là cu gáy trắng (bạch tạng) thì con này là “vô giá”. Hôm đó có ông khách đến xem, tôi nhất quyết không bán, ông ý ra về, rồi lại quay lại nài nhỉ tới 3 lần. Nể khách quả tôi đành để lại cho khách với giá 19 triệu đồng”.

 
Nguồn: Trang Trại Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay32,173
  • Tháng hiện tại1,148,019
  • Tổng lượt truy cập92,321,748
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây