Học tập đạo đức HCM

Bí quyết làm giàu: Sống khỏe nhờ trồng lác

Thứ tư - 25/04/2018 21:07
Nhờ chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lác, hơn 1.000 hộ dân ở xã Trung Thành Đông, H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) có nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ vươn khá giả.
Ông Lê Văn Tươi (50 tuổi, ngụ ấp Đại Nghĩa, xã Trung Thành Đông) cho biết gia đình ông có 9 công đất trồng lúa chuyển sang trồng lác. Thời điểm này, lác phơi khô có giá cao. Thương lái thu mua lác thành phẩm loại 1 (dài 2 m) từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, loại 2 (dài 1,8 m) 14.700 - 15.500 đồng/kg, loại 3 (lác vụn) 9.000 đồng/kg. Mỗi công lác sau khi thu hoạch, phơi khô có thể bán được khoảng 1 tấn lác loại 1 và 0,5 tấn loại 2, 3. “Thu nhập từ trồng lác cao hơn trồng lúa rất nhiều. Một công lác có thể thu 4 - 5 vụ/năm, trúng nhất là vụ đông xuân. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch 2 - 5 năm, cá biệt có người thu hoạch gần 10 năm mới thay giống mới. Vụ rồi tôi thu hoạch sớm 2,5 công lác, được hơn 75 triệu đồng”, ông Tươi phấn khởi.
Nhờ nghề trồng lác phát triển mà nhiều lao động tại địa phương có việc làm và thu nhập ổn định quanh năm. Các công đoạn thu hoạch lác không phức tạp nhưng mất rất nhiều thời gian và công lao động. Chị Nguyễn Thị Bích Liên (30 tuổi, ngụ ấp Đại Nghĩa) chia sẻ: “Để có được những bó lác chất lượng, người trồng phải thức khuya dậy sớm, dầm mưa dãi nắng 2 tháng ròng. Mọi công đoạn thu hoạch đều phải làm thủ công, từ khâu cắt lác, chẻ nhỏ đến phơi khô, bó lại, sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ”.
Thông thường, các chủ ruộng lác làm “vần công” với nhau. Nếu ruộng nhiều thì thuê lao động 70.000 đồng/người/ngày (đối với nữ) và 75.000 đồng/người/ngày (đối với nam). Bên cạnh đó, nghề se lõi lác cũng giúp chị em phụ nữ kiếm thêm thu nhập. Theo chị Nguyễn Thị Chính (35 tuổi), thường lác vụn chỉ bán được 9.000 đồng/kg, nhưng nếu mình tận dụng thời gian nhàn rỗi để se lác vụn thành sợi bán thì giá 12.000 đồng/kg. Mỗi ngày se được 10 kg cũng có thêm 30.000 đồng dành dụm lo cho con ăn học.
Ông Nguyễn Văn Tám, một thương lái chuyên thu mua lác thành phẩm tại địa phương, cho biết hiện nay giá lác lên cao do nguồn cung không đủ cầu. Năm nay thời tiết khá ổn định nên lác vụ này đẹp, năng suất từ 1 - 1,3 tấn/công, có ruộng 1,4 - 1,6 tấn/công. Mỗi ngày ông thu mua được 1 - 2 tấn, sau đó đem bỏ mối cho các làng nghề dệt chiếu tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp...
Theo ông Huỳnh Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trung Thành Đông, toàn xã hiện có trên 1.000 hộ trồng lác với diện tích 230 ha và đầu tư 830 máy se lõi. Trong đó nông dân 3 ấp Đại Hòa, Đại Nghĩa, Phú Nông đã chuyển hẳn gần 100% đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng lác. Đại Hòa và Đại Nghĩa là hai ấp có diện tích trồng và se lõi lác lớn nhất. Cây lác đã giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động của xã nên hầu như không có tình trạng thất nghiệp xảy ra. Bình quân mỗi lao động có thu nhập từ 60.000 - 75.000 đồng/ngày từ các công việc cắt, chẻ, phơi và se lác. Vào mùa nắng (mùa thuận), cây lác có thể cho thu hoạch khoảng 30 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân thu lãi 18 triệu đồng/công. “So với trồng lúa thì trồng lác đem lại lợi nhuận cao gấp 6 lần. Nhờ đó diện tích trồng lác ở xã ngày càng tăng và đầu ra luôn ổn định”, ông Vũ thông tin.
Theo thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay54,327
  • Tháng hiện tại829,605
  • Tổng lượt truy cập92,003,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây