Học tập đạo đức HCM

Bỏ nghề buôn lợn, trồng 4ha cây ăn quả thu tiền quanh năm

Thứ hai - 07/05/2018 08:31
Cách đây hơn chục năm, anh Lê Đình Tiếp ở tổ dân phố 13, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội quyết định bỏ nghề buôn lợn thịt để về làm trang trại trồng cây ăn quả. Với quy mô hơn 4ha được phân thành từng khu với nhiều loại quả như ổi lê Đài Loan, cam, nhãn… mỗi năm gia đình anh Tiếp thu về trên 2 tỷ đồng.

Lấy ngắn nuôi dài

Nhìn trang trại rộng hơn 4ha được quy hoạch thành từng vùng, với từng loại cây cụ thể, ít ai biết để có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng anh Tiếp đã phải đầu tư nhiều tiền bạc, công sức biến hơn 4ha đất hoang hóa vốn là khu lò gạch cũ thành đất trồng cây ăn quả thu nhập cao như hiện nay.

 bo nghe buon lon, trong 4ha cay an qua thu tien quanh nam hinh anh 1

Anh Lê Đình Tiếp chia sẻ về cách chăm sóc 800 gốc ổi tại trang trại. Ảnh: Thu Hà

Hiện nay, người tiêu dùng thích trái cây nội địa vì tươi, an toàn nên ổi rất được ưa chuộng. Để cây ổi ra trái quanh năm, gia đình anh Tiếp thường xuyên bổ sung phân hữu cơ, phân gà vào gốc cây để cây phát triển tốt. Anh Tiếp khuyến cáo, mặc dù giống ổi lê Đài Loan phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu nóng, có giá trị kinh tế cao, nhưng người dân cần quan tâm đến quy luật cung – cầu khi nhân rộng mô hình.

Anh cho biết: Thời điểm năm 2007 cả vùng đất hoang hóa này được xã cho các hộ thuê làm lò gạch, đất đá ngổn ngang, cỏ dại mọc quá đầu… vợ chồng tôi phải đổ không biết bao công sức, mồ hôi và tiền bạc để có trang trại như ngày hôm nay.

Theo anh Tiếp, thời điểm khởi nghiệp để đầu tư làm trang trại trồng cây ăn quả, gia đình anh phải bỏ ra số vốn ban đầu tương đối lớn, khoảng gần 2 tỷ đồng. Chính vì vậy, anh Tiếp phải cân nhắc và tính toán lựa chọn từng loại cây trồng phù hợp, đảm bảo “lấy ngắn nuôi dài” và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Không giống như các trang trại khác chỉ chuyên canh một  loại cây trồng, anh Tiếp phân thành các khu trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau, Hiện trang trại của anh có 1,5ha trồng 10.000 cây cam Canh, 2ha trồng 800 gốc ổi lê Đài Loan. Ngoài ra, anh còn trồng thêm một số loại như táo, mít Thái…

Anh Tiếp nhấn mạnh, việc quy hoạch trang trại đảm bảo tiêu chí lấy “ngắn nuôi dài” rất quan trọng. Nếu như giống cam Canh, mít Thái, nhãn phải trồng vài năm mới cho thu hoạch và chỉ được thu hoạch theo mùa vụ thì giống ổi lê Đài Loan nhanh cho thu bán và ra trái quanh năm. Anh Tiếp cho biết năm 2017, từ bán các loại hoa quả anh thu về trên 2 tỷ đồng, trong đó riêng thu nhập từ ổi chiếm hơn 600 triệu đồng.

“Giống ổi lê Đài Loan sau khi trồng khoảng 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây ổi cho thu hái được khoảng 80 – 100 kg quả/năm. Mỗi trái ổi lê Đài Loan có trọng lượng trung bình 300 – 400 gram, tùy theo thời điểm giá ổi dao động từ 10.000 – 25.000 đồng/kg. Trồng ổi nhanh thu, giá bán tương đối cao, nên hiệu quả gấp 3 – 4 lần các loại cây ăn trái khác” – anh Tiếp cho hay.

Mong muốn được thuê đất dài hạn

Tuy nhiên, theo anh Tiếp, việc làm vườn đòi hỏi sự cần mẫn và tốn nhiều công sức. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to cần phải chăm bón từ lúc mới ra bông. Khi bông bắt đầu kết trái phải dùng bao nylon để bọc từng trái một, nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc nấm, ghẻ làm thối bên trong. Bên cạnh đó trái ổi được bọc cũng có màu xanh đặc trưng đẹp mắt.

Không chỉ trồng các loại cây ăn quả, anh Tiếp còn đầu tư 2 sào ươm cây giống, mỗi năm anh bán 7 vạn cây giống cho người dân ở Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang… Hiện trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động và việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng.

Anh Tiếp cho biết: Thời gian tới ngoài việc phát triển trồng cây ăn quả của trang trại, tôi có ý định đầu tư khoa học kỹ thuật vào trồng một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên để làm được điều đó tôi cũng mong muốn Nhà nước và các cấp chính quyền sớm ban hành quy định cụ thể để những chủ trang trại như tôi tiếp tục được thuê đất, yên tâm sản xuất. Bởi từ năm 2014 khi Nhà nước có văn bản đấu thầu lại đất đã cho thầu để làm trang trại, đến nay việc đấu thấu vẫn chưa được triển khai.

Hiện nay ở Đồng Mai có 10 trang trại lớn đều đang trong tình trạng không dám đầu tư lớn vì sợ Nhà nước không tiếp tục cho thuê đất, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của các hộ nông dân.

Theo Thu Hà/Báo Dân Việt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm396
  • Hôm nay48,323
  • Tháng hiện tại823,601
  • Tổng lượt truy cập91,997,330
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây