Học tập đạo đức HCM

Bỏ thành phố liều thuê... bãi rác trồng ly, thu về tiền tỷ

Thứ hai - 29/09/2014 21:48
“Trồng lily chẳng có gì khó, chỉ cần một chút tư duy, chịu khó tìm tòi học hỏi thì nhất định thành công”. Đó là chia sẻ của chị Vũ Thị Phương - chủ vườn hoa lily lớn nhất Đà Lạt (Lâm Đồng), người đã từ bỏ công việc kinh doanh với thu nhập rất cao để đi trồng hoa- một việc mà chị chưa hề có một chút kinh nghiệm...

 

Chị Vũ Thị Phương trong vườn hoa tiền tỷ của mình

Chị Vũ Thị Phương trong vườn hoa tiền tỷ của mình

 

“Bén duyên” với lily

Tám năm trước, chị Phương là một nhà phân phối nhiều mặt hàng lớn ở TP.Hồ Chí Minh với mức thu nhập trên dưới một tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ thấy hài lòng với công việc của mình. Vấn đề không phải là mức thu nhập mà chính áp lực công việc cùng với cuộc sống ngột ngạt của thành phố đã khiến chị luôn nghĩ về một nơi nào đó tĩnh lặng. Ngay lúc đó thì một người bạn rủ chị hùn vốn lên Đà Lạt trồng hoa. “Sẵn thích hoa, nghe nói thế tôi chấp nhận liền. Nhưng mới đầu nghĩ chỉ trồng cho vui, chủ yếu là có cái cớ để thư dãn đầu óc. Ai ngờ giờ “bén duyên” luôn từ đó” - chị Phương chia sẻ.

Nhìn người phụ nữ đơn độc, nhỏ nhắn đến thuê đất của mình, ông chủ đất tỏ vẻ ái ngại: “Chị chắc sẽ thuê đất của tôi chứ?”. Chị chẳng nói gì mà chỉ trả lời bằng một nụ cười. Vạn Thành vốn nổi tiếng là làng hoa của Đà Lạt. Thế nhưng 2,5ha đất mà chị Phương vừa thuê lại là một… bãi rác, gập ghềnh với những hố sâu. “Dọn xong chỗ để tôi cất cái chòi ở đã mất gần 3 tháng. Chẳng ai dám đụng chỗ đất này vì nó quá xộc xệch, chẳng có được một chút bằng phẳng. Sau khi nhận đất, tôi đã mất rất nhiều thời gian để tỉa tót lại, cào chỗ cao và lấp chỗ trũng cho thành khu vườn bằng phẳng như bây giờ”- chị Phương kể.

Tốn hàng trăm triệu đồng vào chỗ đất ấy, nhưng sợ phản đối, chị Phương vẫn phải giấu gia đình để làm “hai chân” - mặc dù chẳng còn mặn mà gì nữa với việc kinh doanh. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến, khi chị tuyên bố giao việc kinh doanh lại cho các em để lên Đà Lạt trồng hoa mọi người mới “té ngửa”. Tên đã bắn ra không thu lại được nữa, mọi lời can gián không thể ngăn được quyết tâm của chị Phương rời Sài Gòn lên phố núi làm nông dân.

“Thất bại là mẹ thành công”

Chị Vũ Thị Phương
 Tôi thấy mình là người hạnh phúc khi quyết định chọn nghề nông. Bởi ở đây tôi mới thực sự là người làm chủ, có quyền quyết định mọi vấn đề của mình.
 
“Bắt tay vào trồng hoa, bỏ hàng trăm triệu đồng xuống đất nhưng trong tay tôi chẳng có lấy một chút kiến thức nào về hoa lily. Nhiều người bảo tôi quá liều và tôi cũng nghĩ vậy”- chị Phương kể tiếp. Ngay vụ đầu tiên chị đã phải “trả giá” cho sự liều lĩnh của mình, mất hàng trăm triệu đồng khi vườn hoa không chỉ bị dịch bệnh mà chất lượng hoa không đạt, đem đi chào hàng ở đâu cũng bị người ta chê. Sau thất bại ấy, chị vùi đầu vào tìm hiểu kỹ thuật trồng lily để cho ra đời những vụ hoa mới… Chị chú tâm hơn đến việc tìm hiểu “tính khí” của lily. “Loại hoa này ưa đất mới, nếu cứ canh tác mãi trên một vùng đất thì chỉ sau 3 vụ là không trồng được nữa. Chính vì thế, tôi quyết định đầu tư giá thể xơ dừa để trồng hoa. Để tránh dịch bệnh, cứ sau một thời gian tôi lại thay giá thể một lần. Ngoài ra, vườn hoa được đầu tư nhà kính trang bị hệ thống tưới phun sương nên việc chăm sóc rất nhẹ nhàng”- chị Phương cho biết.

 

Không chỉ tìm cách chinh phục hoa lily, mà chị Phương cũng rất chú ý trong việc lựa chọn người làm. Hơn 30 nhân công đang làm việc cho chị là những người thuộc 6 dân tộc khác nhau. “Trồng lily chỉ nghỉ đúng một ngày 30 tháng Chạp trong năm. Chính vì thế nên bất cứ lúc nào cũng phải có người túc trực trong vườn hoa. Nếu chỉ chọn người Kinh làm cho mình, đến ngày tết họ bỏ về quê hết thì lấy ai mà làm”- chị Phương lý giải về cách chọn người làm.

Nhờ quyết tâm, chịu khó tìm tòi học hỏi, những khó khăn ban đầu chị Phương đã nhanh chóng vượt qua. 2,5ha đất ngày xưa ai cũng chê giờ mỗi năm giúp chị Phương thu về trên dưới 3 tỷ đồng. Hiện mỗi ngày, chị Phương xuất đi 1.500 bó hoa mang thương hiệu hoa lily Tường Vy, với thị trường chính là TP.Hồ Chí Minh và chợ Đà Lạt, giá bán sỉ ổn định trung bình 75.000 đồng/bó. Theo đánh giá của thị trường, hoa lily Tường Vy rất được ưa chuộng nhờ hoa đẹp, có hương thơm tinh khiết tự nhiên.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,333
  • Tổng lượt truy cập92,040,062
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây