Học tập đạo đức HCM

Bỏ túi hàng chục tỷ từ mô hình trang trại tổng hợp

Chủ nhật - 07/05/2017 11:20
Với mô hình trang trại tổng hợp nuôi tôm, nuôi lợn, trồng keo nguyên liệu giấy, trồng chuối kết hợp với buôn bán thức ăn gia súc và thủy sản, mỗi năm gia đình ông Trần Văn Hồng (58 tuổi, ngụ thôn Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) bỏ túi hàng chục tỷ đồng
Mỗi năm, gia đình ông Hồng bỏ túi từ nuôi lợn trên 1 tỷ đồng.
Mỗi năm, gia đình ông Hồng bỏ túi từ nuôi lợn trên 1 tỷ đồng.
 

Khởi nghiệp từ nuôi tôm

Đi qua đèo Lộ Diêu ở vùng biển xã Hoài Mỹ, chúng tôi nhìn thấy bạt ngàn những vườn keo, nằm kế đó là vườn chuối đang mùa thu hoạch. Hỏi ra mới biết đó là cơ ngơi của vợ chồng ông Trần Văn Hồng và bà Nguyễn Thị Thắm (56 tuổi). Đó là phía ngoài trang trại tổng hợp của gia đình ông Hồng, phía bên trong là khu nuôi lợn cùng với đại lý bán thức ăn gia súc và thủy sản, còn phía giáp biển là 4 hồ nuôi tôm.

Ngồi trò chuyện, ông Hồng bảo, trước đây ông là kế toán, còn vợ là giáo viên, lương ba cọc ba đồng, cuộc sống khó khăn nên hai vợ chồng bàn đi tính lại phải đầu tư phát triển kinh tế mới khá lên được. Vậy nên, năm 2000, vợ chồng ông quyết định nghỉ công việc mình đang làm, vay mượn tiền bạc ra thuê đất ở vùng biển Lộ Diêu để nuôi tôm. 

Vào thời điểm ấy, phong trào nuôi tôm ở địa phương phát triển mạnh. Cũng như nhiều hộ dân khác, có thời điểm vợ chồng ông nuôi hơn chục hồ tôm. Tuy nhiên về sau, do mở trang trại kết hợp nên ông hạn chế số hồ nuôi. Hiện chỉ còn lại 4 hồ tôm với tổng diện tích trên 5.000 m2. 

“Tôi thuê hẳn 2 nhân công để nuôi, chăm sóc tôm. Vụ tôm vừa thu hoạch, 4 hồ tôm sau khi trừ chi phí thức ăn, công thuê người nuôi thì gia đình bỏ túi hơn 300 triệu đồng. Đó là tôi nhiều việc lu bu, chứ bán thức ăn tôm cho các hộ nuôi ở đây, tôi biết vụ tôm vừa qua có hộ lãi lớn đến hơn 1 tỷ đồng. Nhưng nuôi tôm cũng may rủi lắm, nếu được mùa thì trúng đậm, nhưng bị dịch bệnh thì chỉ trắng tay”, ông Hồng .

Bạt ngàn chuối và keo của gia đình ông Hồng.

Đến trang trại nuôi lợn 

Năm 2010, cùng với nuôi tôm, hằng ngày bà Thắm phải vượt đường đèo dốc quanh co qua thôn Lộ Diêu buôn bán tạp hóa. Khi đi ngang qua đoạn chân đèo Lộ Diêu, bà thấy khu vườn có nước tự nhiên chảy từ núi rất dồi dào nên hai vợ chồng quyết định mua đất dưới chân đèo. Đầu năm 2012, gia đình bà Thắm dắt díu nhau sống ở dưới chân đèo Lộ Diêu để làm trang trại.

“Khi mới lên, khu vườn còn um tùm, mô đất nhấp nhô, gia đình phải đầu tư khoảng 1,4 tỷ đồng thuê máy ủi, cải tạo mặt bằng và xây dựng trang trại nuôi lợn với số lượng 700 con. Sau 1 năm thì việc nuôi heo thất bại do giá cả tụt dốc không phanh, dịch bệnh… phải chịu lỗ đến 500 triệu đồng. Thời điểm đó, vợ chồng cứ nghĩ sẽ lâm nợ nần nên buông tay luôn”, bà Thắm nhớ lại.

Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng vợ chồng ông Hồng vẫn bảo nhau phải đầu tư làm lại chứ mới nửa đường thất bại mà nản thì sẽ không đổi đời được. Nhưng, muốn thành công phải tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người chăn nuôi trước. Thế là ngoài việc lên mạng tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi lợn, vợ chồng ông còn tìm đến khắp các trang trại gần xa để học hỏi kinh nghiệm. Sau những chuyến đi ấy, đôi vợ chồng này rút ra bài học để nuôi heo hiệu quả thì ngoài con giống, vấn đề cải thiện môi trường sạch sẽ chuồng trại là điều cốt yếu.

“Sau lần đó, tôi đầu tư cho xây dựng ống ngầm để dẫn chất thải chăn nuôi ra phía sau rừng nên không có mùi hôi thối. Đồng thời, chuồng trại được vệ sinh 2 lần/ngày. Chuồng trại sạch sẽ dịch bệnh ít, lợn ăn xong là ngủ thì sẽ nhanh lớn hơn. Đặc biệt, người nuôi lợn cần quan tâm đến tình hình dịch bệnh. Khâu phòng trừ bệnh rất quan trọng nếu để xảy ra dịch thì coi như mất cả vốn lẫn lãi”, bà Thắm .

Ngay cạnh trang trại lợn, vợ chồng ông Hồng xây một căn nhà là đại lý bán thức ăn gia súc và thủy sản. “Vừa nuôi tôm, nuôi lợn nên gia đình kết hợp mở đại lý bán thức ăn gia súc, thủy sản cho các hộ nuôi tại địa phương. Mỗi năm lượng thức ăn bán ra thị trường hơn 400 tấn. Mình kết hợp như thế vừa đem lại lợi nhuận, vừa giúp bà con nuôi tôm, gia súc ở đây khỏi phải đi xa để mua”, ông Hồng cho biết.

Đại lý bán thức ăn gia súc và thủy sản của gia đình ông Hồng.

Không để đôi tay ngừng nghỉ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012, cùng với nuôi lợn, gia đình ông Hồng đầu tư trồng 18ha rừng keo nguyên liệu giấy. Năm 2016, gia đình đã thu hoạch lứa đầu tiên, đem lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. 

Chỉ tay vào rừng keo của mình, ông Hồng khoe mới trồng lại nhưng cây keo được chăm bón kỹ nên phát triển rất tốt, thân cây đều. “Tôi cũng nghiên cứu sách vở, rồi học hỏi nhiều nên bây giờ việc chăm sóc cũng không gặp khó khăn. Khó khăn là ở giai đoạn đầu mới đến đây. Giống phải tự mua, tự vận chuyển, đất đai pha đá sỏi, thời tiết thất thường... Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vợ chồng tôi đã “phủ xanh” và làm giàu trên mảnh đất này”, ông Hồng .

Nuôi tôm, nuôi lợn, buôn bán thức ăn gia súc và thủy sản phát triển đem lại thu nhập “khủng” cho gia đình nhưng vợ chồng ông chủ trang trại này không để đôi tay ngừng nghỉ. Tháng 12/2015, ông Hồng lại lặn lội vào Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) để mua 2.200 gốc chuối cấy mô và hơn 360 gốc dừa xiêm về trồng xen kẽ. Nhờ nguồn nước tự nhiên dồi dào, vườn chuối phát triển rất tốt, sai quả và đặc biệt chuối rất thơm ngon, ngọt.

Ông Hồng bảo, các cụ có câu “trẻ trồng na, già trồng chuối”, kinh nghiệm này hiện đã rất hữu ích cho vợ chồng ông. Đưa chúng tôi đi thăm vườn chuối rộng 3ha, cây nào cây đó đều thẳng tắp, được bố trí thành hàng lối ngăn nắp khiến chúng tôi như bị lạc vào một thiên đường cây trái không tìm được lối ra.

“Tết Nguyên đán 2017 vừa rồi vườn chuối đã cho thu hoạch, giá cả cao có lúc bán được 200.000 đồng/buồng nên thu lãi trên 50 triệu đồng. Hiện tại một số người thu mua cũng đến vườn thu hoạch đợt chuối này. Tôi giao cho họ tự thu hoạch luôn”, ông Hồng cho biết.

Nói về kinh nghiệm trồng chuối, ông Hồng cho biết, chuối là giống ưa nhiệt nên cần phải trồng sớm, từ tháng 1 đến 5 là phải xuống giống nhưng càng sớm thì năng suất càng cao, nếu để tới cuối tháng 5 mới trồng thì năng suất cũng sẽ kém đi. Loại chuối này cũng rất “phàm ăn”, do đó tốt nhất là phải có phân chuồng bón lót trước khi trồng và sau khi chuối lên xanh tốt có thể bón thêm lân, đạm nhưng đặc biệt phải có kali để giúp cho cây cứng cáp, ít sâu bệnh.

về hướng phát triển trong thời gian tới, ông Hồng nói: “Làm cái gì cũng phải gặp thời và may mắn. May mắn gia đình tôi chọn được nơi làm trang trại có nguồn nước tự nhiên nên đã mang lại thành công bước đầu. Trong thời gian tới, gia đình tôi đang tính mở rộng thêm trang trại để nuôi lợn, nhưng khó khăn nhất là diện tích đất không còn vì quanh đây là đồi núi cao”.

Với đức tính cần cù chịu khó, người nông dân chất phác, mộc mạc không ngại khổ, ngại khó, giành hết tâm huyết cho trồng trọt, chăn nuôi đã giúp vợ chồng ông Hồng làm giàu ngay trên quê hương mình. Từ trồng trọt, chăn nuôi, vợ chồng ông Hồng đã sắm ô tô, xe tải và đầy đủ các phương tiện sinh hoạt đắt tiền trong gia đình. 

Hiện, vợ chồng anh con trai đầu đang cùng với vợ chồng ông làm giàu trên trang trại này. Hai người con sau đều học hành nên người, có công ăn việc làm ổn định. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của đôi vợ chồng tỷ phú trang trại này.

Theo Nhuận Oanh/baophapluat.vn



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,498
  • Tổng lượt truy cập90,290,891
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây