Học tập đạo đức HCM

Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương: Giải pháp giảm lượng thịt bò nhập khẩu

Thứ hai - 19/10/2015 04:05
Những năm qua, với chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi lai tạo bò địa phương với giống cao sản nhập ngoại, Hà Nội đã cải tạo được chất lượng đàn bò, giúp người nuôi tăng cao lợi nhuận. Tính đến tháng 10/2015, TP.Hà Nội đã phát triển được 7.000 con bê lai F1 BBB có tốc độ lớn nhanh, chất lượng thịt ngon, tạo ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi.

Trọng lượng tăng gấp rưỡi

Ông Nguyễn Văn Túc, xóm Gò Đá Chẹ, xã Khánh Thượng với 3 con bò cái đang có chửa.

Ông Nguyễn Khắc Tính, xóm Nội, xã Minh Quang (Ba Vì) cho biết, nhà ông nuôi 3 bò cái sinh sản. Bê sinh ra nuôi 4-6 tháng thì xuất bán. Bò cái nhà ông là giống bò vàng lai Sind, trọng lượng trưởng thành chỉ 3 tạ. Trước đây, phối với giống bò đực lai Sind thì bê con sơ sinh chỉ được 20kg, nuôi 5 tháng được 70kg. Từ 3 năm nay, được dự án thụ tinh nhân tạo cho bò miễn phí, bê sơ sinh đạt 28 -30kg/con, to gấp rưỡi trước đây. Bê nuôi 5 tháng đạt trọng lượng 100 - 120kg, một con bê cái có thể bán với giá 15-17 triệu đồng, bê đực khoảng 12 triệu đồng.

Theo lãnh đạo xã Minh Quang, toàn xã có 1.255 hộ chăn nuôi bò thịt, tổng đàn 1.788 con. Đến nay, 75% số bò trong xã đã được dự án phối giống nhân tạo bằng tinh bò ngoại. Mỗi con bò cái sinh sản cho thu nhập 12 triệu đồng/năm.

Xã Khánh Thượng (Ba Vì) cũng có khoảng 1.300 hộ nuôi bò, với 80% số hộ được phối tinh miễn phí. Ông Nguyễn Văn Túc, xóm Gò Đá Chẹ, cho hay, nhà ông có bò cái nền thuộc giống Brahman, đợt vừa rồi phối giống cả 3 con đều có chửa. Lứa trước, ông xuất bán 2 con bê đực 5 tháng tuổi được 26 triệu đồng và một bê cái được 15 triệu đồng. Dự định lứa tới đây, tất cả bê cái sẽ được giữ lại làm giống tiếp tục nuôi sinh sản.

Hộ ông Vũ Kim Tuyền, ở thôn 6, xã Thuần Mỹ có 11 con bò lai BBB 19-20 tháng tuổi chuẩn bị xuất bán, mỗi con đạt trọng lượng 550-600kg. Dãy chuồng cạnh đó có 21 con bê lai đang độ tuổi lớn. Ông Tuyền cho hay, thấy các hộ trong xã nuôi bê chỉ vài tháng tuổi là có thể xuất bán, ông bèn thu mua về nuôi vỗ béo bán thịt. Mỗi năm ông nhập đàn 3 lứa, mỗi lứa 10 con, nuôi vỗ béo khoảng 12-14 tháng thì xuất bán. Mỗi bê con lúc mua vào giá 15 - 20 triệu đồng, khi chúng mới được 4-6 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 - 1,8 tạ. Nuôi thêm 12 tháng, đạt 5,5 - 7 tạ/con thì xuất bán, giá hiện tại là 85.000 - 95.000 đồng/kg bò hơi, như vậy, mỗi con bò cho thu nhập 45 - 60 triệu đồng.

Nhà ông Tuyền có 8 sào đất bãi và 5 sào đất vườn chuyên trồng cỏ voi để lấy thức ăn cho bò. Ngoài ra, ông cho ăn thêm cám ngô,  cám gạo, sắn, thân cây ngô. Theo tính toán, bình quân mỗi con bò một tháng tốn phí hết 1 triệu đồng tiền thức ăn, gồm cả công trồng cỏ, cắt cỏ, mua thêm rơm và thức ăn tinh bổ sung. Tính cả tiền mua giống thì mỗi con bò tiêu tốn 32 triệu đồng, sau khi xuất bán, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 10-20 triệu đồng/con. Mỗi năm nhà ông Tuyền thu lãi hơn 400 triệu đồng nhờ vỗ béo bò.

Những năm qua, Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội được TP.Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP.Hà Nội”. Mục tiêu của dự án là lai tạo đàn bò hướng thịt chất lượng cao; nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho hộ nông dân. Đến nay, dự án đã triển khai tại 8 huyện ngoại thành (Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thạch Thất). Bà Vũ Thị Hương, cán bộ dự án cho hay, toàn bộ nguồn tinh bò BBB được nhập ngoại với giá mua 20 euro/liều. Nông dân không phải trả bất cứ đồng kinh phí nào cho việc phối giống bò, lại được cấp thức ăn tinh bổ sung miễn phí.

Đột phá từ bò lai BBB

Theo bà Hương, bò thịt BBB (tên đầy đủ là Blanc Blue Belgium) là giống bò chuyên thịt nổi tiếng của Bỉ. Bò đực BBB trưởng thành có trọng lượng 1.100-1.250kg, tỷ lệ thịt xẻ rất cao, đạt 78%, trong khi giống khác chỉ là 40 - 45%. Đặc biệt, thịt bò BBB có chất lượng ngon hơn cả thịt bò Úc. Vì chưa có đủ kinh phí để nhập hàng trăm nghìn con bò giống BBB về phục vụ chăn nuôi, nên giải pháp dễ dàng nhất để tiếp cận giống cao sản này là nhập tinh về lai cải tạo đàn bò nội. Thực tế thấy, bò lai BBB với giống bò vàng Ba Vì, hoặc bò lai Sind đạt tăng trọng bình quân đến 21 tháng tuổi là 26,5 kg/tháng.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: “F1 BBB là giống bò thịt mới siêu cao sản. Đây là cơ sở để nâng cao tầm vóc đàn bò của nước ta. Bên cạnh thành tựu về giống, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bò”.

Theo ông Dương, thời gian gần đây, dư luận luôn đặt ra câu hỏi, vì sao chúng ta phải nhập khẩu nhiều thịt bò như vậy? Bởi vì tốc độ phát triển chăn nuôi bò của chúng ta còn chậm. Không những thế, chất lượng thịt bò của nước ta chưa cao. Do đó, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới để đáp ứng nguồn thịt chất lượng cao cho người tiêu dùng, trước mắt là ở thị trường Hà Nội và hướng tới giảm thịt bò nhập khẩu”.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hà Nội, cho hay: Trong khi nhiều tỉnh thành đang loay hoay không biết nên chọn con gì để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển bền vững thì việc Hà Nội phát triển được 7.000 con bò F1 BBB có thể coi là sự đột phá. Bò F1 BBB chất lượng rất tốt, tạo ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi. Thành phố cũng đã phê duyệt mở rộng dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn 16 huyện của thành phố. Trong giai đoạn 2014-2018, thành phố sẽ đầu tư nhập 110.000 liều tinh bò BBB, 150 phôi bò thuần BBB; tổ chức phối giống có chửa cho 70.000 lượt bò cái lai Sind. Đồng thời, tổ chức đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt BBB chất lượng cao cho 23.000 nông dân.         

TP.Hà Nội hiện có trên 125.000 con bò thịt. Mục tiêu thành phố đưa ra là tăng sản lượng thịt bò từ 9.000 tấn (năm 2013) lên 20.000 tấn (năm 2018); giảm tỷ lệ nhập thịt bò từ 90% (năm 2013) xuống còn 75% (năm 2018); đảm bảo sự quản lý và giám sát đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chu Khôi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm371
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại196,125
  • Tổng lượt truy cập88,874,459
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây