Học tập đạo đức HCM

Chàng 'lái lợn' thành ông chủ trang trại

Chủ nhật - 09/10/2016 11:42
Chỉ với kinh nghiệm giúp mẹ mua lợn về thịt, sau một năm quyết tâm đầu tư cho chăn nuôi, trang trại lợn của ông chủ trẻ ở Lạng Sơn cho lãi gần 300 triệu đồng.

Những ngày này, anh Nguyễn Ngọc Anh, 28 tuổi, trú tại Thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn đang cùng thợ xây mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình.

Học xong cấp 3, chàng trai nông thôn nhập ngũ rồi về địa phương làm kinh tế, những lúc có thời gian anh hộ mẹ quản lý quầy thịt lợn trong chợ và hay đến nhà dân mua lợn nên mọi người vẫn trêu là “lái lợn”. Tiếp xúc nhiều với các lái buôn lợn, Anh thấy trên địa bàn tỉnh nhu cầu lợn thịt sạch hàng ngày khá cao, trong khi đã quen nhiều mối làm ăn nên nảy sinh ý định chăn nuôi lợn.

chang-lai-lon-thanh-ong-chu-trang-trai

Ngọc Anh đang chăm sóc đàn lợn trong trang trại. Ảnh: Hồng Vân

Nghĩ là làm, giữa năm 2015, Ngọc Anh vay mượn tiền đầu tư xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi rộng gần 1.000 m2 cách xa khu dân cư. Ban đầu cũng có người nghi ngờ về khả năng thành công, nhưng anh không lung lay quyết tâm của mình. Anh xây khu chăn nuôi thành 2 tầng, tầng dưới nuôi nhốt hơn 100 con gà và tầng trên phân khu cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Thời gian cao điểm anh nuôi 20 nái lợn và hơn 200 lợn thịt.

“Trước khi xây khu nuôi lợn, tôi đã dành nhiều thời gian xuống các tỉnh miền xuôi tham quan, học tập kinh nghiệm từ mô hình trang trại thành công. Tôi tự tìm kiếm tài liệu, đọc kĩ về các chứng bệnh của lợn, cách phòng tránh, chăm sóc nuôi dưỡng chúng đúng khoa học. Bên cạnh đó, tôi liên hệ sẵn đầu ra khi lợn đủ cân xuất chuồng nên rất tự tin về tương lai của trang trại lợn mình làm”, Ngọc Anh chia sẻ.

chang-lai-lon-thanh-ong-chu-trang-trai-1

Để lợn khỏe mạnh, mau lớn việc vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh được anh đặt lên hàng đầu. Ảnh: Hồng Vân

Mùa hè Anh lắp thêm quạt, bạt chống nóng và tấm làm mát có quạt hút gió một đầu để tránh nóng cho đàn lợn. Mỗi ngày 2 lần, anh xuống chăm sóc cho đàn lợn ăn và tranh thủ tắm cho chúng. Sau khi tìm hiểu về các giống lợn, Ngọc Anh xuống công ty chọn mua giống lợn có đặc điểm phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương và tổ chức tiêm phòng bệnh cho lợn cẩn thận.

Những ngày đầu mới bắt tay vào làm, chỉ có 2 vợ chồng anh đánh vật cùng đàn lợn. Chuồng trại lúc nào cũng phải giữ vệ sinh để thông thoáng, sạch sẽ không có mùi hôi và không tạo môi trường phát sinh bệnh dịch.

Khách đến xem thấy lợn nhà Ngọc Anh hồng hào, khỏe mạnh đều dặn anh khi nào đến thời điểm xuất chuồng nhớ liên lạc. Người dân quanh vùng cũng tìm đến mua lợn con sau khi thấy trang trại chăn nuôi làm ăn khấm khá, lợn lớn nhanh.

Ngoài chăn nuôi bằng cám, Ngọc Anh còn thu mua ngô của bà con mỗi dịp mùa vụ để nghiền cho lợn ăn cùng. Những chủ thu mua lợn đều tự tìm đến trang trại và thị trường chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân trong tỉnh. Để tránh ảnh hưởng tới lứa lợn tiếp theo, anh không bán lẻ mà bán số lượng nhiều trong thời gian ngắn.

Hiện tại ông chủ mới 28 tuổi này đang xây dựng thêm một khu nuôi nhốt riêng lợn chửa và lợn đẻ. Thấy nhu cầu nuôi lợn của người dân địa phương khá cao, anh mở thêm cửa hàng bán vật tư chăn nuôi. Đồng thời, những người muốn học tập kinh nghiệm anh sẵn sàng chia sẻ và dẫn đi thăm quan khu chăn nuôi của mình. Ngọc Anh cho biết, chưa đầy một năm, trừ mội chi phí, trang trại lợn đã đem lại cho anh  gần 300 triệu đồng tiền lãi.

Anh hy vọng, với số tiền có được anh sẽ mở rộng quy mô đầu tư thêm cho những dự án tiếp theo của mình. Chia sẻ bí quyết thành công, ông chủ trẻ nói ngắn gọn: “mình trẻ mình làm được mà”.

Theo VNE

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,185
  • Tổng lượt truy cập90,261,578
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây