Học tập đạo đức HCM

Chèo thuyền, gieo trồng và thu hoạch trên… hồ nước

Thứ bảy - 17/09/2016 10:30
Không cần đất, cũng không cần hệ thống tưới tiêu tốn công lao động, các loại rau quả, cây trồng hoàn toàn có thể phát triển trên mặt nước bằng cách tạo ra những bè nổi.

Ngày nay, thế giới đang dần chuyển dịch từ kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn sang quy mô nhỏ hơn. Phương pháp thủy canh, trồng cây dưới nước là giải pháp dần thay thế cho phương pháp canh tác trên đất trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 1

Tuy nhiên, tới Myanmar, tới thăm hồ Inle thì sẽ thấy, canh tác dưới nước không phải là phương pháp mới mẻ mà đã trở thành truyền thống lâu đời nơi đây.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 2

Nguyên tắc thực hiện khá đơn giản, không cần đất, cũng không cần hệ thống tưới nước tốn công lao động, các loại rau quả, cây trồng hoàn toàn có thể phát triển trên mặt nước bằng cách tạo bè nổi từ xác bèo, xác rong rêu, trộn với bùn lấy từ lòng hồ để cung cấp dưỡng chất cho thực vật.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 3

Những chiếc bè nổi này được cố định bằng cọc tre cắm xuống lòng hồ, và đủ độ vững chãi để rễ cây cắm xuống, hút nước từ dưới lên.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 4

Những chiếc bè này lên – xuống theo mực nước trên hồ. Đó là cách chúng bảo vệ thực vật khỏi tác động của những đợt lũ tại Myanmar.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 5

Những vụ rau, củ, quả đã được trồng và thu hoạch rất thành công bằng cách đó từ nhiều năm nay. Hồ Inle cũng là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở Myanmar vì phong cảnh hữu tình, thân thiện. Du khách ấn tượng với cảnh sắc hồ Inle khi bước vào mùa thu hoạch cà chua chín đỏ vào khoảng tháng 12 hàng năm.

 cheo thuyen, gieo trong va thu hoach tren… ho nuoc hinh anh 6

Inle là hồ nước ngọt lớn nhất tại Myanmar, có rất nhiều cá. Người dân trong vùng chủ yếu sống bằng nghề trồng rau trên hồ và đánh bắt cá.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm460
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,938
  • Tổng lượt truy cập92,014,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây