Học tập đạo đức HCM

Chung sức giúp dân xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 25/07/2018 19:09
Cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, thời gian qua, lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An tích cực tham gia phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, góp phần xây dựng quê hương Bác sớm giàu mạnh, tô thắm thêm hình ảnh, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng người dân.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quế Phong làm đường giao thông giúp người dân bản Mờ, xã Nậm Giải.

Trước đây, con đường vào bản Mờ, xã biên giới rẻo cao Nậm Giải, huyện Quế Phong dốc trơn, lầy lội mỗi khi mưa đến. Nhà chị Quang Thị Sơn (22 tuổi) ở phía trong cùng, đi lại càng khó khăn hơn. “Hễ mưa xuống, đi lại thì chả khác chi lội ruộng. May mắn, gần 50 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An và Ban CHQS huyện Quế Phong về bản, cõng theo 45 tấn xi-măng hỗ trợ làm đường. Bây giờ có đường khang trang, sạch sẽ đi lại sướng cái chân rồi!”, chị Sơn chia sẻ.

Hằng ngày, bất chấp cái nắng cháy da, các anh bộ đội lưng thấm đẫm mồ hôi, chung tay với dân bản xuống suối vét từng xe cát, trộn từng mẻ bê-tông... để làm đường. Sau gần 20 ngày thi công, gần 1 km đường nội bản, rộng 1,5 đến 2 mét đã hoàn thành. Ngày đưa con đường vào sử dụng, bà con bản Mờ mở rượu cần mừng vui vì từ nay thoát cảnh lầy lội. Mới đây, chúng tôi có dịp quay lại bản Mờ, Bí thư chi bộ Vi Văn Thanh phấn khởi cho biết: Từ khi bộ đội giúp làm cho con đường, không chỉ việc đi lại thuận tiện mà chúng tôi có điều kiện vận động người dân chung tay hoàn thành các tiêu chí xây dựng bản nông thôn mới (NTM). Người dân có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, tiêu thụ hàng hóa và làm được nhiều việc... để vươn lên, thoát nghèo. Bà con bản Mờ, cảm ơn Bộ đội Cụ Hồ nhiều lắm. Gặp lại người phụ nữ dân tộc Thái Quang Thị Sơn, chị khoe: “Nhờ con đường bê-tông mà trời mưa thì mặc trời mưa, hai cái máy xay lúa của nhà vẫn chạy hết công suất, máy thì phục vụ cho bà con, máy thì xay lúa đi bán. Tất cả nhờ có con đường bộ đội!”.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An nhận nhiệm vụ giúp xã nghèo biên giới. Trong đó, đáng chú ý là giúp sửa chữa, nâng cấp; đầu tư trang thiết bị (loa, đài, bàn ghế...) cùng thiết chế văn hóa cho toàn bộ 8 nhà văn hóa bản. Nhà văn hóa bản đạt chuẩn, hoạt động hiệu quả, đã giúp bà con nâng cao hiểu biết, nhất là ý thức chấp hành pháp luật và tư duy sản xuất, chăn nuôi… Bộ đội đã giúp người dân những bản khó khăn hàng chục con bò giống, hàng vạn cây giống, hướng dẫn kỹ thuật phát triển trang trại, trồng rừng, trồng chanh leo kết hợp với chăn nuôi. Từ các mô hình kinh tế mẫu này, bà con các dân tộc thiểu số có điều kiện học tập, làm theo. Một số mô hình bước đầu cho thu nhập khá, như các hộ: Lương Xuân Hải ở bản Chà Láu phát triển chăn nuôi 15 con bò, 60 con dê; Ngân Văn Thơ, bản Méo trồng ba héc-ta chanh leo; Lư Văn Nguyệt, bản Tóng trồng 20 ha keo… Bộ đội còn hỗ trợ giúp địa phương đầu tư trạm y tế xã đạt chuẩn; hằng năm tổ chức khám, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người thuộc diện hộ nghèo, chính sách; tặng quà Tết, tặng sách vở cho học sinh nghèo… Bí thư Ðảng ủy xã Nậm Giải Sầm Văn Duyệt cho biết. Lực lượng vũ trang (LLVT) Nghệ An không chỉ góp sức giúp các địa phương xây dựng, hoàn thành các tiêu chí NTM, phát triển kinh tế, xã hội mà còn tô thắm hình ảnh, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, thắt chặt tình quân dân, gắn kết mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với lực lượng vũ trang, góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh, nhất là khu vực biên giới rẻo cao.

Thượng tá, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Nghệ An Thái Ðức Hạnh chia sẻ: Giúp nhân dân xây dựng NTM là phần việc quan trọng trong công tác dân vận của LLVT Nghệ An được toàn thể cán bộ, chiến sĩ đồng tình, hưởng ứng, qua đó tạo thành phong trào, rộng khắp trong toàn đơn vị. Tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu các địa phương mà các đơn vị có cách làm, cách giúp khác nhau, trong đó có huyện Nam Ðàn. Bảy năm qua, Ban CHQS Nam Ðàn đã huy động hàng nghìn ngày công của cán bộ, chiến sĩ phối hợp các địa phương tu sửa, nâng cấp được 26 km đường bê-tông; tu bổ, nạo vét hơn 145 km kênh mương; vận động được hàng trăm hộ dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn. LLVT huyện còn chủ động, tích cực tham gia vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh...

Tại huyện Anh Sơn, chỉ tính từ năm 2017 đến nay, LLVT huyện đã huy động hơn 3.000 ngày công, nạo vét 20 km kênh mương, tu sửa hơn 30 km đường giao thông. Ban CHQS huyện đã góp sức tu sửa Nghĩa trang quốc tế Việt Lào, xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ các xã Hội Sơn và Long Sơn. Ðơn vị phối hợp Viện Quân y 4 khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.500 lượt người thuộc diện chính sách, người có công; tặng các thương, bệnh binh và thân nhân hàng trăm suất quà nhân dịp 27-7. Ban CHQS huyện đã giới thiệu việc làm cho hơn 50 quân nhân xuất ngũ; tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên để phát triển kinh tế. Qua đó đã góp phần vào việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Trung đoàn 764, đơn vị chủ lực của LLVT Nghệ An luôn đi đầu trong việc giúp dân trong xây dựng NTM, nhất là các vùng khó khăn. Ðoạn kênh thủy lợi Phú Sỹ qua hai xã Quỳnh Thạch và Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu lâu ngày bị rác, bèo tây, bùn gây ách tắc và gây ô nhiễm nặng. Trung đoàn đã cử 45 cán bộ, chiến sĩ ra quân trong 10 ngày để khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường. 150 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn và Bộ CHQS Nghệ An triển khai làm 6 km đường bê-tông tại xã Sơn Hải, tham gia công tác dân vận, góp phần ổn định an ninh chính trị vùng đông giáo dân. Mới đây, đơn vị đã huy động 150 ngày công phối hợp với chính quyền, Ðoàn thanh niên xã Nghi Kim (TP Vinh) làm vệ sinh môi trường, nạo vét 4 km kênh dẫn nước tưới cho các xóm vùng giáo dân. Binh nhì, Hồ Duy Hưng, chiến sĩ Tiểu đoàn 41, cho biết: “Công việc khá vất vả, mệt nhọc, nhưng nhận thức rõ lao động giúp nhân dân xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên chúng tôi hăng hái tham gia với trách nhiệm cao nhất”. Nhờ công sức của bộ đội Trung đoàn mà nước thủy lợi về đầy đủ, đã góp phần tăng năng suất lúa vụ đông xuân vừa qua từ 50 đến 55 tạ/ha lên gần 70 tạ/ha. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức “Ngày thứ bảy vì dân” giúp đỡ các gia đình chính sách, neo đơn; phong trào, “Tiết kiệm bản thân để phần người khó” quyên góp được hơn 200 kg gạo và gần tám triệu đồng, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An vui Tết Nguyên đán Ðinh Dậu... Ðơn vị còn tham gia hàng trăm ngày công giúp vận chuyển hàng trăm mét khối đất cát để gia cố 150 mét đê sông Vinh bị vỡ; giúp dân gặt lúa chạy lũ ở vùng giáo Hưng Nguyên…

Các đơn vị tích cực tham gia việc chuyển dịch cơ cấu, chuyển giao kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc ở các thôn, bản thuộc khu kinh tế - quốc phòng; vùng sâu, vùng xa, biên giới ở Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông... Ðồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền tham mưu công tác xây dựng Ðảng, củng cố hệ thống chính trị, bảo đảm mỗi đơn vị cấp trung đoàn và tương đương giúp từ một đến hai xã đạt ít nhất hai tiêu chí đạt chuẩn NTM. Ðơn vị đã tặng hơn 10.250 suất quà, 25 tấn gạo,153 chiếc xe đạp, đỡ đầu 350 em học sinh nghèo vượt khó, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình quân nhân đặc biệt khó khăn với tổng trị giá 17,3 tỷ đồng. LLVT Nghệ An còn tích cực phối hợp, tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh.

Trong nhiều năm qua, LLVT Nghệ An tích cực tham gia giúp các địa phương xây dựng NTM. Từ năm 2016 đến nay, các đơn vị đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, tham gia đóng góp hơn năm mươi nghìn ngày công, hơn 900 triệu đồng làm 77 km đường bê-tông, cứng hóa 278 km đường giao thông nông thôn; 183 km kênh mương nội đồng; xây dựng 10 trạm y tế, nhà văn hóa, hội trường đa năng và sân thể thao; hai chợ nông thôn; năm điểm trường tiểu học; 188 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội...

Theo Thành Châu/Báo Nhân Dân.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm326
  • Hôm nay26,111
  • Tháng hiện tại204,678
  • Tổng lượt truy cập90,268,071
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây