Là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, địa hình phức tạp, nguồn lực hạn chế, xuất phát điểm thấp, dễ nhận thấy Nghệ An bước vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM với muôn vàn khó khăn, thách thức.
Toàn cảnh Hội thảo |
Nhưng nhờ nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự chủ động vươn lên của người dân với tư cách chủ thể đến nay đã mang lại nhiều nét tươi mới.
Sau gần 8 năm triển khai, tỉnh đã đạt bình quân 14,68 tiêu chí/xã, tăng 11,04 tiêu chí so với lúc khởi đầu (năm 2010 chỉ đạt 3,64 tiêu chí/xã), đồng thời cao hơn mức chung cả nước (14,26 tiêu chí/xã). Với 181 xã cán đích NTM, Nghệ An đứng tốp đầu cả nước, chưa kể có thêm 50 thôn, bản cũng đã đạt chuẩn.
Bộ mặt nông thôn khởi sắc, hệ thống hạ tầng phát triển mạnh mẽ, nhất là các vùng khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cư dân được nâng lên đáng kể, thu nhập khu vực nông thôn từ 12 triệu đồng/người/năm tăng lên 24,8 triệu đồng/người/năm, ngược lại tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 18,79% chỉ còn 7,54%.
Thành quả trên có được nhờ tỉnh đã chủ động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện, đặc biệt là sức mạnh nội lực. Giai đoạn từ 2011-2018 đã huy động, lồng ghép được hơn 30.843,3 tỷ đồng; huy động từ sức dân hơn 8.245 tỷ đồng; nhân dân tham gia hiến gần 6 triệu m2 đất, đóng góp hơn 4,8 triệu ngày công.
Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân, bà con không còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chuyển biến thấy rõ ở nhiều cơ sở. Đã hình thành bộ máy chỉ đạo, tham mưu giúp việc đồng bộ với cách thức triển khai ngày càng linh hoạt, chuyên nghiệp.…
Ông Đinh Viết Hồng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải nỗ lực hơn nữa |
“Trọng tâm là chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trên địa bàn đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết SX gắn với tiêu thụ sản phẩm, các mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chuỗi giá trị, hiệu quả cao. Các vùng nuôi tập trung được hình thành theo hướng trang trại, gia trại cơ bản kiểm soát được dịch bệnh”, ông Hoàng Nghĩa Hiếu nói. |
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, GĐ Sở NN-PTNT nhấn mạnh việc phát triển SX gắn với tái cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM.
Mặc dù đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra, thế nhưng kết quả xây dựng NTM của Nghệ An vẫn có những tồn tại. Đó là sự chênh lệch khá lớn về kết quả đạt được giữa các vùng miền, nếu như 9 huyện đồng bằng có đến 130/228 xã đạt chuẩn (57%) thì tại 11 huyện miền núi chỉ 51/203 xã đạt (25%).
Nhiều nơi chỉ chú trọng các nội dung, tiêu chí do cấp xã đảm nhận, chưa thực sự quan tâm đầy đủ việc thực hiện các nội dung ở cấp thôn, bản và hộ gia đình; một số địa phương còn nợ đọng trong quá trình triển khai, việc này làm ảnh hưởng đến tính bền vững của chương trình…
Đánh giá tổng thể, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN- PTNT Việt Nam, nhìn nhận Nghệ An đạt được nhiều thành tích cao trong phong trào xây dựng NTM. Tuy nhiên trong quá trình xét duyệt còn có sự châm chước, gắn tái cơ cấu nông nghiệp trong xây dựng NTM còn nhiều hạn chế, môi trường, an ninh nông thôn cần cải thiện thêm.
Ông Hùng nêu ra một số phương án sau: tạo môi trường phù hợp, thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để kích cầu; có chính sách khuyến khích các xã xây dựng NTM đạt kết quả cao, thay vì cào bằng; lồng ghép nguồn lực cho mục tiêu chung; huy động, kêu gọi hiệu quả nguồn vốn xây dựng từ đội ngũ con em xa quê đang công tác trong và ngoài nước; nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Tam Thái là 1 trong 3 xã của huyện nghèo 30a Tương Dương đạt chuẩn NTM |
Theo kế hoạch, Nghệ An đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có 61,5% xã (tương đương 265 xã), 4 đơn vị cấp huyện, có ít nhất 100 - 120 thôn bản thuộc vùng miền núi đạt chuẩn NTM; có 3 – 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời triển khai hiệu quả Đề án huyện NTM kiểu mẫu Nam Đàn và Đề án xây dựng NTM trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới.
Ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BTC thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Nghệ An khẳng định, chương trình xây dựng NTM phải được duy trì thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm dừng. Ông yêu cầu các thành viên BCĐ tỉnh, GĐ các sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn để nâng cao các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách. Các huyện, TX, TP đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các tiêu chí còn thiếu, ưu tiên nguồn vốn cho các xã đăng ký đạt chuẩn. Đối với UBND các xã, nghiêm cấm huy động quá sức dân. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã