Học tập đạo đức HCM

Có việc làm, tăng thu nhập nhờ cây tre

Thứ sáu - 10/04/2015 03:11
Vài năm trở lại đây, cuộc sống của bà con Khmer ở 2 ấp Trà Tro B và Trà Tro C (xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) đã khấm khá hẳn lên bởi thu nhập từ những sản phẩm được làm từ tre.

Trì Đạt là cơ sở lớn và duy nhất ở ấp Trà Tro B có nhiều sản phẩm từ tre. Mỗi tháng cơ sở này chế biến 400-500 cây tre làm ra thành hàng trăm sản phẩm mới lạ. “Từ nhỏ tôi đã học cách đóng, nối thân tre thành giường. Để có thêm kiến thức, tôi đã lên tận Tây Ninh để học nghề. Học xong, tôi về quê mở cơ sở này và dần phát triển nó. Nghề này đòi hỏi phải có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn và óc thẩm mỹ cao” - ông Trì Cảnh - chủ cơ sở Trì Đạt nói.

 

Bà Châu Thị Bích Phượng, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, (huyện Trà Cú) giới thiệu sản phẩm được làm từ tre. 
Được biết, những cây tre ở Hàm Giang được bà con mua bán với giá 35.000 đồng/cây. Sau khi đốn cây, người dân phải phơi từ 5 - 10 nắng, sau đó xử lý không cho mối mọt tấn công rồi mới tiến hành các công đoạn cưa, cắt xéo, chắp nối… Bà Châu Thị Bích Phượng ở ấp Trà Tro B nói: “Xã Hàm Giang có nhiều sản phẩm làm từ tre rất đẹp, nhất là bộ salon và bộ ghế. Hiện nay, các sản phẩm được bán với giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng tùy theo nhu cầu mua theo bộ hay mua lẻ từng cái, tùy từng kích thước, kiểu mẫu… Những cây tre giờ đây đã phát huy hết công dụng của nó, nhờ đó mà nhiều hộ dân có việc làm, phát triển kinh tế gia đình ngày càng ổn định”.
Nhờ tiếng lành đồn xa, sản phẩm làm từ tre được nhiều nơi biết đến và đặt hàng, nhất là các khu du lịch sinh thái, nhà hàng, các quán ăn, giải khát… Ông Trì Cảnh cho biết: “Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt ở Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long, TP.Cần Thơ... Trong đó, có một số sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu mã độc quyền”.

Theo thống kê của UBND xã Hàm Giang, từ khi hơn 100 hộ (hầu hết là bà con Khmer) ở khu vực ấp Trà Tro B va Trà Tro C làm ra các sản phẩm từ cây tre, nghề thủ công này ngày càng phát triển.

Bà Huỳnh Thị Huỳnh Mai - Phó Trưởng phòng Khuyến công thuộc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh cho hay: “Chúng tôi đã và đang làm đầu mối giới thiệu, tạo điều kiện để sản phẩm được làm từ tre của xã Hàm Giang được tiêu thụ nhanh. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường”.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,699
  • Tổng lượt truy cập92,580,363
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây