Học tập đạo đức HCM

Công ty Thành Đạt: Thành công nhờ rót tiền vào nông thôn

Thứ bảy - 12/03/2016 22:01
Nhiều doanh nghiệp thường e ngại khi đầu tư vào các lĩnh vực an sinh xã hội hoặc nông nghiệp, nông thôn do hiệu quả kinh doanh thấp, rủi ro cao, khó thu hồi vốn. Tuy nhiên ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc Công ty CP Thương mại Thành Đạt (Công ty Thành Đạt) lại thành công từ lĩnh vực này khi dành hàng trăm tỷ đồng cho chợ nông thôn, nước sạch và xử lý rác thải.

Kinh doanh chỉ là “tay mơ”

Vốn xuất thân từ ngành an ninh nên ông Đỗ Chí Lệ thường cho rằng kinh doanh chỉ là “tay mơ”. Tuy nhiên, khi thành lập Công ty Thành Đạt (năm 2002), ông luôn tìm tòi những phương pháp quản trị hiện đại, biết sử dụng người phù hợp với công việc và luôn tin tưởng giao việc cho thuộc cấp. Do vậy, dù doanh nghiệp (DN) đầu tư rất nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa bàn nhưng luôn vận hành hiệu quả.

Cong ty Thanh Dat: Thanh cong nho rot tien vao nong thon - Anh 1

Công nhân Nhà máy xử lý rác thải đang kiểm tra các công đoạn trước khi nhà máy đi vào vận hành.

Từ chỗ buôn bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, ông nảy ra ý định đầu tư chợ. Ông cho biết: “Nhà tôi ở gần chợ, hàng ngày chứng kiến cảnh chợ thì sầm uất mà lều quán tạm bợ, lầy lội, mất vệ sinh. Trong khi đó Nhà nước đang có chủ trương cho tư nhân vào đầu tư chợ nên tôi quyết định tham gia”. Vậy là chợ hải sản Lê Hồng Phong ra đời từ đó, trở thành chợ đầu tư theo hình thức BOT đầu tiên ở Thái Bình. Những năm tiếp theo ông còn đầu tư thêm 3 chợ nữa, trong đó có 2 chợ ở vùng nông thôn và chợ thực phẩm sạch tại thành phố Thái Bình, đem lại công việc ổn định cho hàng nghìn hộ kinh doanh.

Từ dự án đầu tay, DN có thêm tiềm lực và kinh nghiệm, ông Đỗ Chí Lệ đã mạnh dạn thuê đất để đầu tư nhà xưởng và cho thuê lại. Hình thức này không mới, tuy nhiên nhiều khu cụm công nghiệp với chính sách ưu đãi còn khó thu hút DN, nếu tự đầu tư e rằng khó cạnh tranh với các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. “Nhưng tính tôi đã quyết, dù khó cũng làm” - ông Lệ cho hay. Năm 2006, ông xin chủ trương và đầu tư trên khu đất 27.000m2, đến năm 2009 đã có hàng chục DN vào thuê nhà xưởng, tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Ông Lệ cho biết, sở dĩ ông thành công là vì DN đến với Thành Đạt chủ yếu là các DN, hộ sản xuất kinh doanh không tiếp cận được việc thuê đất, hoặc các hộ sản xuất nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư nội thành thuê lại.

Hướng về nông thôn

Lập nghiệp ở thành phố, nhưng Giám đốc Đỗ Chí Lệ luôn hướng về nông thôn. Ông đã chọn huyện Quỳnh Phụ, là nơi sinh ra để tiếp túc có những bước đầu tư táo bạo. Đầu tiên phải kể tới dự án Chợ Quỳnh Côi, trước đây vốn là một chợ truyền thống lâu đời, hạ tầng đã cũ kỹ và lạc hậu. Theo ông Lệ, ông đầu tư vào dự án này vừa là theo tiếng gọi quê hương, vừa là mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại ở một vùng sâu, vùng xa của Thái Bình. Sau hơn 1 năm xây dựng, Thành Đạt đã hoàn thành giai đoạn I của dự án. Với 400 gian hàng hiện đại, chợ Quỳnh Côi được đánh giá là đẹp và hiện đại nhất tỉnh Thái Bình.

Trong quá trình làm việc tại Quỳnh Phụ, nhận thấy nhiều địa phương vẫn chưa được sử dụng nước sạch, Giám đốc Đỗ Chí Lệ lại rót tiền vào đầu tư nhà máy nước sạch tại xã An Đồng (huyện Quỳnh Phụ). Nhà máy có công suất 6.000 m3/ngày-đêm, với tổng vốn đầu tư khoảng 73 tỷ đồng. Công ty đang nỗ lực hoàn thiện đưa vào vận hành vào đầu năm 2016 để cung cấp nước sạch cho 13.000 hộ dân thuộc 5 xã của huyện Quỳnh Phụ.

Để khuyến khích người dân tham gia, công ty áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ hỗ trợ lãi suất khi người dân góp kinh phí mua đường ống vào nhà và đồng hồ, hỗ trợ phí sử dụng nước sạch trong 2 năm. Bởi vậy người dân rất đồng tình và ủng hộ.

Tháng 4.2015, Công ty Thành Đạt lại bắt tay đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ. Khác với các nhà máy xử lý rác hiện nay trên địa bàn tỉnh là đốt rồi chôn lấp, công ty đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ biến rác thành hàng hóa. Từ nguồn rác thải đã qua xử lý, phân loại sẽ tạo ra thành phẩm gồm: phân bón, viên đốt, gạch block. Với tổng vốn đầu tư 29 tỷ đồng, nhà máy có công suất 50 tấn rác thải/ngày, đáp ứng nhu cầu của các xã trong huyện Quỳnh Phụ và cả các địa bàn lân cận.

Với 2 dự án xử lý rác và nhà máy nước sạch, Công ty Thành Đạt đã đầu tư gần 100 tỷ đồng vào nông thôn. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Chí Lệ, vì 2 dự án đang trong giai đoạn đầu nên DN vẫn phải bù lỗ. Dự kiến phải 20 năm sau mới thu hồi vốn đầu tư.

theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay36,286
  • Tháng hiện tại214,853
  • Tổng lượt truy cập90,278,246
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây