Học tập đạo đức HCM

Đáng nể 'nhà khoa học' chân đất sáng chế ra máy đào, xới đa năng và máy hái cà phê

Thứ ba - 14/08/2018 21:36
Dù không cho bất cứ bằng chuyên môn nào nhưng với niềm say mê cơ khí, nông dân Đỗ Đức Quang (tổ 7, phường Trà Bá, TP.Pleiku, Gia Lai) đã có gần 50 năm mày mò, nghiên cứu sáng chế ra những chiếc máy nông nghiệp độc đáo, hỗ trợ nông dân tăng năng suất cây trồng.

Năm 1972, Đỗ Đức Quang rời quê hương (Quảng Nam) lên Gia Lai lập nghiệp. Ban đầu ông làm phụ việc cho một xưởng máy, sau đó thì về làm cho Hợp tác xã Cơ khí Bảo Toàn với công việc sửa máy cưa, máy cắt cỏ, máy nổ cầm tay…

“Nhờ được “cọ xát” thực tế nên tôi học được rất nhiều kiến thức về máy móc. Nhận thấy nhu cầu của người nông dân rất cần các loại máy móc SX, năm 2008 tôi đã nghiên cứu và sáng chế ra máy đào, xới đa năng. Chiếc máy này không chỉ có chức năng đào hố cà phê, xới rãnh tạo bồn mà còn có thể bón phân, ép xanh… giúp bà con nâng cao hiệu quả SX”, ông Đỗ Đức Quang cho biết.

09-52-50_ch_con_ong_qung
Hai cha con ông Quang

Đang sử dụng chiếc máy đào, xới đa năng do ông Đỗ Đức Quang sáng chế, anh Lê Thanh Việt (thôn An Lộc, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) tấm tắc khen: “Tôi mua chiếc máy này được hơn 2 năm nay với giá 13 triệu đồng, dùng rất tốt và ổn định. Đặc biệt, chức năng đào rãnh đạt hiệu quả gấp 5 lần so với đào thủ công, trong khi chi phí xăng không đáng kể (chỉ khoảng 5 lít xăng có thể đào cho 500 cây). Ngoài dùng cho gia đình tôi còn cho anh em trong thôn mượn về làm, máy dùng tiện lợi, hiệu quả cao nên ai cũng thích”.

Thành công từ chiếc máy đào xới đa năng, năm 2011 ông Quang tiếp tục nghiên cứu, sáng chế ra sản phẩm thứ hai là máy hái cà phê.

Theo anh Lê Trung Khánh (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) thì chiếc máy hái cà phê như “vị cứu tinh” của gia đình. “Cứ đến mùa thu họach cà phê là khát công lao động, thuê người rất khó khăn. Nhờ sử dụng chiếc máy hái cà phê nên gia đình đã chủ động hơn trong thu hoạch. Khâu thu hoạch đạt hiệu quả gấp đôi so với trước đây, ông Khánh cho biết.

09-52-50_my_thu_hi_c_phe
Máy thu hái cà phê

Điểm ưu việt của chiếc máy này theo ông Khánh là cành sau thu hoạch vẫn phát triển rất tốt vì vậy đã có hơn chục gia đình trong thôn tin tưởng, mua về sử dụng.

Điều khiến ông Đỗ Đức Quang vui hơn cả là cậu con trai út có chung niềm đam mê và đang tiếp nối công việc cùng với cha. Từ bỏ công việc kỹ sư cầu đường, Đỗ Đức Sang quyết định theo cha học chế tạo, sửa chữa máy nông nghiệp.

Như được thừa hưởng gen “di truyền” sáng chế từ cha, Sang đã cùng cha nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp chiếc máy đào, xới thêm nhiều chức năng hơn. Thay vì chỉ sử dụng cho cây cà phê giờ chiếc máy này có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác, phù hợp với nhiều địa hình khác nhau…

“Người dân các tỉnh miền Tây có thể mua để phục vụ trồng mít, người dân tỉnh Thái Nguyên mua về để phục vụ trồng chè, ở tỉnh Thanh Hóa thì phục vụ trồng mía, Nha Trang trồng xoài…”, Đỗ Đức Sang nói. 

“Tiếng lành đồn xa”, sản phẩm máy đào, xới của hai cha con ông Quang sau khi cải tiến đã được nông dân ở khắp nơi đặt mua, bình quân mỗi năm cơ sở cơ khí Đức Quang sản xuất cung cấp cho người nông dân từ 400 - 500 sản phẩm. Hiện hai cha con ông Quang đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo chiếc máy xay cỏ, rác để làm phân bón.

Đỗ Đức Sang chia sẻ: “Đây là loại máy rất cần thiết cho người dân, có thể tận dụng các nguồn rác, cỏ trong vườn để làm nguyên liệu bón phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, vừa sạch vừa tiết kiệm chi phí…”.

09-52-50_do_rnh_cho_vuon_ho_tieu
Đào rãnh cho vườn hồ tiêu

Đánh giá về những sáng chế của ông Đỗ Đức Quang, Giám đốc Sở KH-CN Gia Lai - Lưu Trung Nghĩa cho rằng, đây là những sáng chế rất hữu dụng đã được các nhà chuyên môn đánh giá cao; là giải pháp cơ giới hóa nông nghiệp rất tiện ích và thiết thực cho nhà nông. Thời gian tới, Sở sẽ hướng cho cơ sở thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ đăng ký bảo hộ sản phẩm, đăng ký kiểu dáng công nghiệp... đồng thời giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.

Những sáng chế của nông dân Đỗ Đức Quang đã được ghi nhận với rất nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận của các tổ chức, chính quyền địa phương. Năm 2015 ông được vinh danh là nhà sáng chế không chuyên và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt mới đây, hai sản phẩm “Máy đào xới đa năng và máy hái cà phê” của ông được tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018.
Theo Lê Lan/baonongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,061,190
  • Tổng lượt truy cập92,234,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây