Học tập đạo đức HCM

Đánh thức du lịch nông nghiệp

Thứ hai - 27/11/2017 00:13
Ngoại thành Hà Nội với những vùng quê yên bình, trù phú, xanh mướt nhiều vườn cây quả và trang trại đặc sản đang là tiềm năng đặc biệt cho ngành Du lịch. Loại hình du lịch nông nghiệp tuy không mới, nhưng vẫn chưa bứt phá được cũng bởi nhiều nguyên nhân... Để đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, rất cần sự cộng hưởng từ nhiều phía...
Các du khách “nhí” thích thú với trải nghiệm tại nông trại. Ảnh: Thái Hiền

Đa dạng sự lựa chọn

Cách đây 5 năm, khi mô hình du lịch nông nghiệp chưa phát triển, chị Nguyễn Thị Mai (quận Hà Đông) vẫn nhớ lần đầu đưa các con đi trải nghiệm thực tế tại trang trại bò, trang trại đà điểu ở Ba Vì. Trước đó, khi thấy con trai nhỏ không phân biệt được thế nào con trâu, con bò; thấy con đà điểu cao lêu nghêu qua ảnh đầy ao ước, chị đã vận động bạn bè cùng tổ chức cho các con đi trải nghiệm trang trại đồng quê. Chuyến đi khá bổ ích, thú vị, bởi qua đó, các con được trực tiếp thấy cảnh nông dân vắt sữa bò, được bốc cỏ cho bò ăn, được ngắm đàn đà điểu…

Thực ra, đó là chuyến du lịch “cây nhà lá vườn”, chưa có dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên, từ mô hình du lịch nông nghiệp "sơ khai" đó, đến nay, ở ngoại thành Hà Nội đang hình thành nhiều mô hình trang trại sinh thái gắn với du lịch, có đầy đủ các tiện ích: Ăn uống, nghỉ dưỡng, khám phá, mua nông sản - đặc sản, đặc biệt là cảnh quan, môi trường đã được cải thiện đáng kể...

Vậy là, lâu nay nhiều người Hà Nội vẫn phải vào tận miền Tây Nam Bộ xa xôi mới có thể được thỏa thê chiêm ngưỡng, thưởng thức các vườn cây trái, nhưng hiện nay điều đó đã có thể thực hiện được ngay tại Hà Nội. Đến trang trại giáo dục Edufarm (nay gọi là Học viện Edufarm) tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, cứ cuối tuần lại rộn ràng đón hàng trăm khách du lịch tới thăm, phần lớn là học sinh, sinh viên. Khuôn viên hơn 4ha của trang trại tái hiện nét đặc trưng nông nghiệp, nông thôn Bắc Bộ với hơn 700 loài cây. Ở đây có khu nuôi và bảo tồn các giống gà, vịt, lợn, bò... thu hút nhiều du khách "nhí".

Hay như trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì) cũng là một trong những địa chỉ thú vị. Ở đó, du khách không chỉ được thảnh thơi dạo bộ giữa không khí trong lành miền sơn cước mà trẻ nhỏ còn được tự tay trồng rau, thu hoạch sản phẩm và thưởng thức các loại nông sản tươi ngon do nông dân nuôi, trồng theo phương pháp hữu cơ ngay tại trang trại...

Tương tự, tại các huyện Phúc Thọ hay Đan Phượng, nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây ăn quả, được bàn tay cần mẫn, chăm chỉ của nông dân giàu kinh nghiệm chăm sóc, các vườn bưởi, ổi, đu đủ... lúc lỉu quả vàng tươi, ngọt mát, thơm dịu hòa với khung cảnh làng quê thanh bình, đầy quyến rũ... Lạc vào những vườn cây này có cảm giác như “miệt vườn Nam Bộ” níu bước chân, vướng tầm nhìn bởi những cành trĩu quả treo trước mặt, có thể dễ dàng hái, nếm thử, rất thú vị.

Lần đầu được đến thăm những vườn bưởi thơm vàng óng ở Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) hay Vân Hà (Phúc Thọ), chị Nguyễn Kim Ngọc (công tác tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba) rất ngỡ ngàng; được thưởng thức các loại quả tươi ngon ngay tại vườn; đồng thời, thỏa mãn nhu cầu mua về làm quà khiến chị rất thích thú.

Cần quy hoạch bài bản

Với cuộc sống nội đô chật hẹp, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn... thì việc đến vùng ngoại thành chỉ sau một giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, được trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị, được hòa mình với thiên nhiên, thư giãn trong tĩnh lặng... đang trở thành lựa chọn của nhiều gia đình. Ngoài du khách nội địa, những nơi này cũng đang thu hút du khách quốc tế khi tới Thủ đô. Sau khi thăm phố cổ với lễ hội, ẩm thực đường phố, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thì việc tìm ra ngoại thành, được tự tay hái quả trong vườn, thu hoạch rau, củ, quả trong không gian “hương đồng gió nội”... cũng gây ấn tượng đẹp với nhiều khách nước ngoài.

Tuy nhiên, để tiềm năng du lịch nông nghiệp phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vùng nông thôn, phát triển kinh tế du lịch... thì còn nhiều việc phải làm. Theo nhận định của Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, hiện trên địa bàn thành phố mới có hơn chục địa chỉ trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch đạt hiệu quả - đây là con số quá ít so với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu quy hoạch bài bản, chưa có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Muốn phát triển mô hình này, ngoài quỹ đất, vốn đầu tư… điều quan trọng là môi trường sống phải xanh - sạch - đẹp; từng ngôi nhà, lối ngõ cần giữ được nét thôn quê bình dị song phải sạch sẽ, không để rác thải bừa bãi, không được thả rông vật nuôi (chó, mèo, gà, lợn, trâu, bò...) vừa khiến du khách e ngại, vừa làm xấu cảnh quan và ô nhiễm môi trường...

Theo ý kiến của TS Ngô Kiều Oanh - chủ trang trại du lịch Đồng Quê (Ba Vì), để thực hiện mô hình nông nghiệp du lịch, cần có quy hoạch sản xuất phù hợp, lâu dài; đồng thời, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khai thác du lịch trong quá trình hoạt động. Mỗi địa phương có tiềm năng, lợi thế đặc thù riêng, do vậy cần linh hoạt trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, đi đôi với phát triển du lịch nông nghiệp, các địa phương nên gắn du lịch nông nghiệp với du lịch tâm linh, tín ngưỡng, như: Khu vực Sơn Tây - Ba Vì có Làng cổ Đường Lâm; huyện Chương Mỹ có chùa Trầm, chùa Trăm Gian… nhằm tạo sự phong phú, đa dạng để du khách có thể lựa chọn tour phù hợp với nhu cầu, sở thích...
Theo Bạch Thanh/Báo Hà nội Mới.vn
 Tags: du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,653
  • Tổng lượt truy cập93,234,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây