Học tập đạo đức HCM

Đạt nông thôn mới từ du lịch cộng đồng

Chủ nhật - 24/12/2017 09:38
Năm 2011, xã Nghĩa Lợi cùng với 2 xã Nghĩa An và Nghĩa Phúc được thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đưa vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, Nghĩa Lợi đã về đích.

Du khách nước ngoài khám phá vẻ đẹp của xã Nghĩa Lợi.

Nhớ lại thời gian đó, ông Lường Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi, không khỏi “giật mình” vì “quá liều” khi đăng ký XDNTM. Lúc đó, Nghĩa Lợi mới đạt 1/19 tiêu chí, trong khi đó, đời sống của trên 900 hộ dân tộc Thái hoàn toàn phụ thuộc vào cây lúa, chăn nuôi và có đến 100 hộ nghèo. “Phóng lao thì phải theo lao”, BCH Đảng bộ xã Nghĩa Lợi đã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế. Theo đó, vẫn tiếp tục lấy phát triển nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng nhưng “cây lúa, con trâu” không còn là chủ lực nữa. mà tập trung phát triển du lịch cộng đồng.

Theo ông Hà, Nghĩa Lợi nằm bên dòng suối Thia, đồng ruộng hiền hòa bao quanh những ngôi nhà sàn truyền thống. Xã còn giữ được nhiều lễ hội truyền thống như tết Xíp xí, Rằm tháng Giêng, hội Hạn Khuống và các điệu Khắp, điệu múa dân gian cùng các trò chơi truyền thống như ném còn, tó mắc lẹ, leo cột mỡ,... Vì vậy, xã đã hăng hái tham gia dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và XDNTM”.

Năm đầu tiên có 13 hộ ở bản Xà Rèn tham gia. Những hộ này cơ bản còn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt và kiến trúc của dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò như nhà sàn có diện tích sử dụng từ 70 -150m2, có khuôn viên thoáng, rộng, có vườn cây ao cá, không gian trong lành để hỗ trợ đầu tư các hạng mục phụ trợ phục vụ du lịch. Ngoài số tiền 20 triệu đồng/hộ dự án hỗ trợ để tu sửa nhà cửa theo kiến trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, các hộ phải tự khôi phục nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan, chế tác nhạc cụ dân tộc, học chế biến các món ăn ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái để phục vụ khách du lịch.

Bà Hoàng Thị Loan, hộ đầu tiên tham gia dự án, tâm sự: “Để thu hút khách du lịch, bản Xà Rèn đã vận động nhân dân làm đường giao thông, xây dựng tường rào, cổng ngõ khang trang và có ý thức trong vệ sinh môi trường, giữ gìn phong tục tập quán của địa phương”. Bà Loan đã quy hoạch nhà cửa, tạo không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm vệ sinh môi trường, bày trí bằng các vật dụng từ vật liệu địa phương như tre, nứa, vải thổ cẩm… Mô hình du lịch cộng đồng của bà Loan đã được nhiều công ty du lịch lựa chọn. Bình quân mỗi tháng gia đình bà đón 15 - 20 đoàn khách. Năm 2017, gia đình bà đã đón được trên 1.300 lượt khách, trừ chi phí, thu về khoảng 100 triệu đồng.

Xã Nghĩa Lợi cũng vận động các hộ dân trên địa bàn xây dựng mô hình sản xuất rau, củ quả theo hướng an toàn để phục vụ khách du lịch. Gia đình bà Lường Thị Ồn (thôn Sang Thái, xã Nghĩa Lợi) mạnh dạn chuyển đổi đất ruộng sang trồng cây củ đậu và dưa lê theo hướng an toàn.

Bà Ồn cho biết: Trước năm 2015, trên diện tích ruộng 2.100m2, gia đình bà chỉ cấy 2 vụ lúa và làm cây ngô vụ đông, thu nhập không được là bao. Nhưng từ vụ đông xuân năm 2015, được sự hỗ trợ của UBND xã, bà mạnh dạn chuyển đổi 400m2 lúa sang trồng cây củ đậu và dưa lê. Qua 2 vụ trồng, dưa lê và củ đậu mang về cho gia đình hơn 9 triệu đồng/vụ. Đến vụ đông xuân năm nay, gia đình bà đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất lúa sang trồng củ đậu và dưa lê theo hướng an toàn. Từ chỗ chỉ có một hộ chuyển đổi, đến nay, toàn xã có hơn 1ha được nhân dân chuyển đổi thành công từ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu chuyên canh đặc sản chất lượng cao.

Ông Hà cho biết, đến nay, toàn xã có 20 hộ làm du lịch cộng đồng, trong đó ở bản Xà Rèn có 9 hộ, bản Chao Hạ có 8 hộ, thu nhập bình quân đạt 50 - 80 triệu đồng/hộ/năm. Và có hàng trăm hộ tham gia trồng rau an toàn phục vụ khách du lịch. Đây là hướng đi mới để người dân nơi đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Ngày 8/11/2017, UBND tỉnh Yên Bái đã công nhận xã Nghĩa Lợi đạt chuẩn NTM. Mô hình du lịch cộng đồng mang lại những hiệu quả thiết thực, không những góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Theo Nguyễn Nhật Thanh/Báo KTNT.vn

 Tags: xã nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay76,713
  • Tháng hiện tại907,440
  • Tổng lượt truy cập92,081,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây