Học tập đạo đức HCM

Đầu xuân, thăm mô hình “5 không” của Hà Nội

Thứ hai - 19/02/2018 08:13
Canh tác hữu cơ rất khó, nhưng cái được của nó rất lớn, nhất là cân bằng hệ sinh thái, dùng thiên địch bảo vệ cây trồng, đặc biệt không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), để giữ gìn sức khỏe cho người và đất…
tr17.JPG
Công nhân nông trại Hoa Viên làm cỏ, chăm sóc su hào.

Tuân thủ nghiêm ngặt “5 không”…

Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi đến thăm trang trại nông nghiệp sinh thái trải dài trên 60ha của bà Trương Kim Hoa, Giám đốc Trang trại Hoa Viên, thôn Dục, xã Yên Bình (Thạch Thất). Bà Hoa cho biết, sống ở nông thôn nhiều, thấy bà con sử dụng phân hóa học, phun thuốc diệt cỏ tràn lan, quá liều lượng và không ý thức được rằng cỏ chết thì lúa, hoa màu cũng dư thừa hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Năm 2003, sau khi tìm hiểu mô hình sản xuất hữu cơ, bà quyết định theo đuổi vì đây là con đường tất yếu, bền vững.

Khởi đầu, bà làm trang trại 1ha nuôi lợn rừng để lấy ngắn nuôi dài, nay nâng lên 5ha và 1.000 con lợn sinh sản; mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 1 vạn lợn giống và lợn thương phẩm. Thức ăn cho lợn là rau, củ, quả trồng tại trang trại, cộng với cám mạch (dùng làm bia) và trùn quế; không dùng thức ăn công nghiệp, không chữa bệnh bằng kháng sinh. Để phòng bệnh, bà cho lợn ăn thảo dược và các chế phẩm lên men từ gừng, tỏi. Phân lợn dùng để nuôi trùn quế.

Nằm liền kề với khu nuôi lợn rừng là khu nuôi trùn quế, sản lượng đạt 10.000 tấn phân/năm, tương đương 10.000 tấn thịt trùn quế dùng làm thức ăn cho lợn. Trùn giống bán cho các trang trại liền kề và để nhân giống mở rộng diện tích nuôi trùn của trang trại. Phân trùn bón cho 10ha rau hữu cơ, cây ăn quả trong nông trại; bình quân một năm bà Hoa thu hoạch 200 - 300 tấn rau hữu cơ, với giá bán từ 40.000 - 120.000 đồng/kg.

Cũng như nuôi lợn rừng, quy trình trồng rau phải tuân thủ “5 không”: không sử dụng thuốc diệt cỏ (làm cỏ thủ công), không phân bón hóa học, không thuốc BVTV, không kích thích tăng trưởng, không giống biến đổi gen. Cây cỏ, phụ phẩm trong nông trại được ủ lên men để làm thức ăn cho lợn rừng và trùn quế. Mặt khác, khi sản xuất, nhịp sống trong nông trại hài hòa với thiên nhiên đã cân bằng được hệ sinh thái, các loài  thiên địch có ích phát triển, giúp bắt sâu, bướm, kiến vàng, nhất là sâu khoang, sâu xanh; nếu bướm nhiều, bẫy bằng đèn và bả protein.

Một điều riêng biệt nữa của Hoa Viên là, trang trại chủ yếu trồng các giống rau bản địa, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và khu vực Vườn quốc gia Ba Vì như: Rau bò khai, rau đắng, rau sắng (rau ngót rừng), rau dớn, rau báng, rau mỏ, tóc teng (rau đinh), tầm bóp… Các loại rau này cũng chính là những loại dược liệu có lợi cho sức khỏe con người, kết hợp ăn uống và phòng, chữa bệnh khá tốt. Vì vậy, đã có những loại rau giá lên tới 120.000 đồng/kg song vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, xen dưới tán rừng, Hoa Viên còn trồng cây dược liệu, có thể dùng làm rau, chữa bệnh cho người và lợn rừng rất tốt như: cổ sâm, bách bệnh, giảo cổ lam, mặt khỉ….Hiện, sản phẩm của Hoa Viên được bán tại 25 cửa hàng tiện ích của Hà Nội và khu vực Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở nhiều địa điểm, người dân xếp hàng mua như thời bao cấp.

Một công nhân nhớ lại, năm 2014, khi rau Hoa Viên chưa được biết đến nhiều, rau ế, phải đem về cho lợn rừng ăn, họ đã khóc. Chủ trang trại Hoa Viên cũng đã nhiều lần đổ rau đi, không cho công nhân biết, vì sợ họ nản lòng. Hiện, Hoa Viên có 100 công nhân, lương bình quân 5 -7 triệu đồng/người/tháng; doanh thu toàn trang trại đạt 15 - 20 tỷ đồng/năm.            

Tương tự như vậy, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn), bà Hoàng Thị Hậu, cho biết, HTX có 161 thành viên, trong đó có 78 thành viên sản xuất rau hữu cơ, với diện tích 15,7ha, số thành viên còn lại sản xuất bình thường. Cần phải nói thêm rằng, nếu tính toàn bộ số nông dân sản xuất rau hữu cơ ở Thanh Xuân thì con số là 235 hộ, họ là những người làm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn, ví như Sân bay Nội Bài.

Theo đó, năm 2008, đây là vùng rau an toàn của Hà Nội, năm 2013, chuyển sang sản xuất rau hữu cơ, được Chi Cục BVTV Hà Nội khảo sát  chặt chẽ trước khi chính thức đi vào hoạt động. Hiện, HTX có 60 chủng loại rau, trong đó: họ cải 8 loại, rau gia vị 13 loại, còn lại là khoai tây, khoai lang, đậu đỗ các loại. Đầu ra là thị trường Hà Nội (chiếm 70%), còn lại là Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh; giá bán cao gấp 3 -4 lần rau thường, song mới chỉ đáp ứng được 1/4 đơn hàng của khách. Lương bình quân của các thành viênđạt 5,5 - 7 triệu đồng/người/tháng. 

Bà Hậu cho biết thêm, bên cạnh việc tuân thủ “5 không”, sản xuất rau hữu cơ bắt buộc phải có vùng đệm để cách ly với bên ngoài. Toàn bộ diện tích rau của HTX được ngăn cách với môi trường xung quanh bằng hàng rào cỏ voi rộng 1m, bình quân chiều cao từ 1,3 - 1,5m, có nơi cao tới 2m.  

Sự hậu thuẫn của chính quyền và cơ quan chức năng

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ, cho biết: “Hà Nội hiện là địa phương sản xuất rau hữu cơ lớn nhất cả nước, với tổng diện tích trên 50ha, riêng trang trại Hoa Viên 10ha, số còn lại nằm rải rác ở Sóc Sơn, Long Biên, Thạch Thất. Sản xuất rau hữu cơ rất khó, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt, không dễ mà làm được, nhất là khi người dân đang sản xuất quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau những nỗ lực không ngừng, chúng tôi đã làm được điều này, nhất là tổ chức được nhóm nông dân tự quản, cộng với kiểm tra chéo, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều bên, trong đó có cả người tiêu dùng, người kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước.

Một vấn đề quan trọng nữa mà Hà Nội đã làm rất tốt trong khi các địa phương trên cả nước chưa làm được là tổ chức lớp học đồng ruộng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và phương thức canh tác không sử dụng thuốc BVTV. Mặt khác, việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quảng bá thương hiệu sản phẩm, kết nối doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cũng là vấn đề không nhỏ trong chuỗi sản xuất hữu cơ của Hà Nội”.

Ngoài ra, ông Mỹ cho biết thêm, để có được những nông trại, diện tích  rau hữu cơ luôn ổn định như vậy, Sở đã kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức tập huấn kỹ thuật, tiêm phòng vắcxin, xúc tiến thương mại rất kịp thời. Theo đó, ở Hoa Viên, Sóc Sơn và các điểm sản xuất rau hữu cơ khác của Hà Nội, hằng tuần, hằng tháng thường có từ 6 -10 cán bộ, kỹ thuật viên là người của Sở, huyện và xã cùng phối hợp, bám sát đồng ruộng với bà con để tổ chức những lớp học tại ruộng. Ví như, chuyển giao kỹ thuật mới không sử dụng thuốc BVTV, dùng bẫy, bả chua ngọt trừ trưởng thành họ ngài đêm, che vòm nylon sản xuất rau trái vụ,ngâm nước hạn chế sâu, bệnh hại trong đất, bón khô dầu, bột đậu tương để cải tạo đất. Hoặc, cách bón phân trên đồi dốc ở trang trại Hoa Viên như thế nào để đạt hiệu quả cao, trong khi nguồn phân hữu cơ ngày càng khan hiếm. Kết hợp với Hội Phụ nữ Hà Nội quảng bá, giới thiệu sản phẩm hữu cơ của các nông trại, HTX để người tiêu dùng hiểu biết và sử dụng.

Mặt khác, để tạo được nguồn thực phẩm không chỉ an toàn mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, cây trồng hữu cơ cần được sinh trưởng và phát triển trong một hệ thống canh tác mà ở đó không có sự tác động bởi hóa chất, hệ sinh thái đồng ruộng được điều hòa ổn định. Các vòng dinh dưỡng trong sản xuất được khép kín tối đa, nhằm tạo dựng độ màu mỡ, phì nhiêu của đất một cách bền vững. Sản xuất hữu cơ không chỉ bảo đảm môi trường sản xuất không bị ô nhiễm từ bên ngoài mà còn có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Phải có vùng đệm, hoặc trồng cây rào chắn để tránh nguy cơ tiềm ẩn từ thuốc BVTV và các nguồn nhiễm bẩn từ bên ngoài. Nguồn nước phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục. Không sử dụng phân tươi, phân ủ từ rác thải đô thị, rác thải sinh hoạt, không sử dụng trực tiếp các sản phẩm từ hầm biogas như nước thải, phân.

Thiết nghĩ, nếu các địa phương khác trên cả nước có cách làm và quyết tâm cao như Hà Nội thì hoàn toàn có thể phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì đây là phương pháp canh tác tối ưu cho con người và hệ sinh thái. Tuy nhiên, điều nan giải nhất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn cả nước hiện nay là, khó khăn về tích tụ ruộng đất. Mặt khác, cần phải quy hoạch đất đai, giữ lại những vùng đất “sạch”, hệ sinh thái chưa bị phá vỡ để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, phải có vốn lớn, có phương thức canh tác lấy ngắn nuôi dài, sử dụng giống bản địa để có sức chống chịu tốt, dễ thích nghi môi trường và phát triển ổn định, bền vững. Cuối cùng, phải có những lớp học đồng ruộng nghiêm túc, khoa học và bài bản, vì không có kiến thức không sản xuất, canh tác hữu cơ được.

Dương An Như/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập753
  • Hôm nay66,158
  • Tháng hiện tại802,268
  • Tổng lượt truy cập93,179,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây