Trao đổi với chúng tôi, ông Lò Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Tà Lèng cho biết: “Đầu năm 2017, xã mới đạt 8/19 tiêu chí. Làm thế nào để hoàn thành các tiêu chí chỉ trong thời gian ngắn là vấn đề hết sức khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã”.
Mặc dù là xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ nhưng Tà Lèng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống, lối canh tác lạc hậu của người dân là cản trở lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Đến hết năm 2017, thu nhập bình quân của xã mới đạt 16 triệu đồng/người và đây cũng là tiêu chí còn lại mà Tà Lèng chưa đạt được trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Theo ông Lò Văn Biên, chỉ trong năm 2017, xã đạt được thêm 10 tiêu chí, nâng tổng số tiêu chí đã đạt lên 18/19. Đó là sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, sự giúp đỡ rất hiệu quả của Thành ủy, UBND TP.Điện Biên Phủ. “Đối với các tiêu chí “cứng”, xã được UBND TP.Điện Biên Phủ ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình để đạt chuẩn. Nhờ thế, cuối năm 2017, các tiêu chí đã hoàn thành, duy nhất chỉ còn tiêu chí thu nhập, chúng tôi đang phấn đấu để đạt trong thời gian ngắn nhất” - ông Lò Văn Biên chia sẻ
Năm 2016, thu nhập bình quân của xã Tà Lèng mới đạt 13 triệu đồng/người, muốn đạt chuẩn NTM thì thu nhập bình quân phải đạt 22 triệu đồng/người/năm. Đây là thách thức lớn đối với một xã còn khó khăn như Tà Lèng. Tuy nhiên, lợi thế của xã Tà Lèng hiện nay là sự đồng thuận, thống nhất cao của người dân trong thực hiện các tiêu chí. Điển hình như vừa qua, người dân bản Nà Nghè tự nguyện hiến đất nương làm đường vào khu sản xuất Pha I để thuận tiện trong sản xuất cũng như thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
Ông Quàng Văn Cường, Trưởng bản Nà Nghè cho biết: Khu sản xuất Pha I rộng 61ha, là khu vực chuyên sản xuất ngô của dân bản Nà Nghè. Từ trước đến nay, người dân phải đi bộ theo đường mòn, rất khó khăn và tốn nhiều chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thu hoạch nên lợi nhuận giảm. Đầu năm nay, 45 hộ dân trong bản tình nguyện hiến gần 5.000 m2 đất nương để làm đường. Sau đó, UBND xã vận động doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ máy móc mở mới đường dài hơn 1km, rộng 3m từ bản đến khu sản xuất Pha I.
Tiêu chí nhà ở dân cư cũng được xã Tà Lèng lên kế hoạch triển khai thực hiện mà không sử dụng đến nguồn vốn Nhà nước.Theo đó, 30 nhà không đạt chuẩn NTM, cần nguồn vốn khoảng 645 triệu đồng. Xã đã lên kế hoạch kết hợp giữa phát huy nội lực bằng cách vận động các hộ dân vay vốn ưu đãi để sữa chữa nhà và xã hội hóa từ các phòng, ban của thành phố và UBND các phường trên địa bàn.
Ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND TP.Điện Biên Phủ - Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới TP. Điện Biên Phủ đánh giá: “Sau đợt ra quân xây dựng NTM của Tà Lèng vào đầu năm 2017, UBND TP.Điện Biên Phủ đã tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban giúp xã thực hiện các tiêu chí NTM chưa đạt. UBND TP.Điện Biên Phủ không đứng ra “làm giúp” mà sẽ đồng hành, chỉ đạo và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhiệm vụ nòng cốt vẫn là chính quyền và nhân dân xã Tà Lèng thực hiện. Như thế, xây dựng NTM mới đạt chất lượng và mang tính bền vững”.
Theo Thanh Phong/Bao TTV.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;