Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng

Thứ sáu - 11/05/2018 05:12
Năm 2018, Đồng Tháp phấn đấu tổ chức đón và phục vụ 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 90.000 khách quốc tế; tổng doanh thu đạt 780 tỷ đồng.
du-lịch-sinh-thái-đang-là-hướng-phát-triển-mới-tại-đồng-tháp-thời-gian-qua.jpg

Du lịch sinh thái là hướng phát triển mới tại Đồng Tháp thời gian qua.

Để thực hiện được mục tiêu đưa ra, Đồng Tháp sẽ tăng cường thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng, nhằm thu hút khách du lịch đến với vùng đất “Sen hồng”.

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng

Theo đó, Đồng Tháp tiếp tục thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về tiếp tục phát triển Đề án phát triển du lịch đến năm 2020…; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch và chính sách hỗ trợ lãi vay cho loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả việc thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng như: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, hộ dân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ du lịch mang lại hiệu quả thiết thực, phát triển bền vững; tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu Đề án phát triển du lịch gắn với Đề án tạo dựng hình ảnh địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn cho du khách…

Đồng thời, Đồng Tháp sẽ chú trọng tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành, liên hoan du lịch trong và ngoài tỉnh. Tăng cường liên kết vùng để phát triển sản phẩm và tour, tuyến du lịch mới. Tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch gắn với nâng cao hình ảnh địa phương; tổ chức Tuần lễ du lịch Đồng Tháp định kỳ hàng năm để quảng bá điểm đến du lịch Đồng Tháp…

Chú trọng công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới, tỉnh sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các hộ dân tham gia đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các vườn cây ăn trái, làng nghề nem, nghề đóng ghe xuồng huyện Lai Vung, làng hoa kiểng Sa Đéc, nghề dệt chiếu huyện Lấp Vò, dệt khăn choàng huyện Hồng Ngự... Xây dựng hoàn chỉnh mô hình du lịch cộng đồng homestay tạo thành điểm vệ tinh đủ điều kiện kết nối với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Quảng bá du lịch nội tỉnh

Đồng Tháp sẽ hoàn thiện mô hình du lịch homestay tại Làng hoa kiểng Sa Đéc, Ngôi nhà Quýt tại Lai Vung, Huỳnh Gia tại Lấp Vò; dịch vụ lưu trú tại các căn nhà gỗ Làng Hòa An xưa tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, homestay Tư Cá Linh tại huyện Tam Nông, để giới thiệu đưa vào các chương trình du lịch nội tỉnh.

vườn-quýt-hồng-lai-vung-hấp-dẫn-cho-du-khách-trải-nghiệm-tại-huyện-lai-vung.jpg
Vườn Quýt hồng Lai Vung, một địa chỉ hấp dẫn du khách trải nghiệm tại huyện Lai Vung.

Xây dựng tuyến du lịch nội tỉnh kết nối các điểm du lịch cộng đồng, homestay thành phố Sa Đéc, Vườn quýt hồng Lai Vung – Khu du lịch Văn hóa Phương Nam – Làng Hòa An xưa, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – Làng du lịch cộng đồng xã Tân Thuận Đông gắn kết với điểm tham quan du lịch sinh thái của tỉnh. Chú trọng và xây dựng phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười hành trình “ba địa phương một điểm đến”, xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đi Long An-Tiền Giang - Đồng Tháp. Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại: Cồn Phú Mỹ (huyện Thanh Bình), Khu du lịch Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Xẻo Quýt, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc,...

Ông Ngô Quang Tuyên, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, cho biết, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng, thì chất lượng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng của Đồng Tháp đóng vai trò then chốt để thu hút, níu chân du khách; tạo đà cho du lịch phát triển nhanh, mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2020.

Theo Nguyễn Toàn/Báo KTNT.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập849
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm836
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,292
  • Tổng lượt truy cập93,159,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây