Học tập đạo đức HCM

Dược liệu quý mở đường thoát nghèo cho nông dân Việt

Thứ tư - 11/03/2015 09:19
Chỉ với 1,5 sào đất, sau 4 - 5 tháng, nhiều gia đình ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi thu về trên 17 triệu đồng. Có gia đình chỉ tận dụng khoảng đất rẫy rộng chưa đến nửa sào trồng cà gai leo thu được 5 triệu đồng sau 5 tháng.

Thoát nghèo nhờ dược liệu quý - Cà gai leo

Cây cà gai leo có tên khoa học Solanum hainanense, một số vùng còn gọi là cà gai dây, hay gai cươm. Cà gai leo là cây nhỏ, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai. Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phong thấp, chống u và có tác dụng giải rượu.

 

ss
Vùng nguyên liệu Cà gai leo giúp cho bà con xã Hành Trung - Nghĩa Hành - Quảng Ngãi đi lên thoát nghèo

 

Từ năm 1980 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh loài cây này có tác dụng rất tốt với bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động và xơ gan. Kết quả thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa cà gai leo tại các bệnh viện cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ virus trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.

Xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi từ lâu vẫn được biết đến là một địa phương nghèo, với đa số diện tích đất là hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Tuy nhiên, đặc điểm thổ nhưỡng của Nghĩa Hành - Quảng Ngãi lại đặc biệt phù hợp với sự phát triển của cà gai leo bởi loại dược liệu này không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, rất dễ dàng sinh sôi, phát triển trên đất cằn lại có nhiều công dụng quý. 

Nhiều trường hợp trong xã Nghĩa Hành chỉ với 1,5 sào đất, trong vòng 4 đến 5 tháng, mỗi gia đình thu về trên 17 triệu đồng sau khi thu hoạch xong 2 lứa cà gai leo. Rồi những gia đình có diện tích đất nhỏ, chỉ tận dụng khoảng đất rẫy rộng chưa đến nửa sào để trồng cà gai leo nhưng vẫn thu được 5 triệu đồng sau 5 tháng.

Doanh nghiệp giúp nông dân vượt khó

Từ những công trình nghiên cứu về dược liệu cà gai leo của Viện Dược liệu TW và trường ĐH Dược Hà Nội, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong phát triển dược liệu này và là công ty đầu tiên triển khai xây dựng vùng nguyên liệu cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 

Vùng nguyên liệu sạch cà gai leo của Công ty Tuệ Linh được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Theo đó, công ty chủ động cung cấp cây giống, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, đầu ra của dược liệu cũng được công ty cam kết đảm bảo. Vì vậy khi tham gia mô hình mới này, người nông dân không phải bỏ ra bất cứ đồng vốn nào mà vẫn thu được lợi nhuận. 

Anh Nguyễn Đức Tuệ - Công ty Tuệ Linh cho biết: “Công ty chúng tôi đã tiến hành trồng thí điểm cây cà gai leo tại Quảng Ngãi được hơn 1 năm nay. Và sau 1 năm thì đã có thể khẳng định cây cà gai leo phát triển rất tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Quảng Ngãi, không chỉ về năng suất mà còn về chất lượng, hàm lượng hoạt chất. Chúng tôi đang rất phấn khởi vì dự án này bước đầu thành công và đem lại nhiều cơ hội thoát nghèo, tăng thu nhập cho bà con trong vùng ”.

ss
Anh Nguyễn Đức Tuệ - quản lý vùng nguyên liệu cà gai leo - Công ty TNHH Tuệ Linh

Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ dự án, bà con nông dân rất vui mừng bởi vì việc trồng cà gai leo khá đơn giản mà họ lại có thu nhập và giải quyết việc làm cho bà con lúc nông nhàn. Vừa không phải đi xa quê hương, vừa có công việc làm với thu nhập ổn định là mong muốn của nhiều bà con nông dân. 

Ông Trần Dần ở Hành Trung, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi cho biết: “So với trồng đậu, bắp, mỳ… thì trồng cà gai leo cho thu nhập gấp từ 2 đến 3 lần, nên bà con chúng tôi vô cùng phấn khởi. Hơn nữa cách trồng và chăm sóc lại rất dễ, chúng tôi cứ làm đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của công ty thôi”.

 
 

 

ss
Ông Trần Dần - nông dân trồng cà gai leo ở Hành Trung - Nghĩa Hành - Quảng Ngãi

Việc làm này sẽ được Công ty TNHH Tuệ Linh phát huy, mở rộng trong thời gian tới để nâng cao diện tích dược liệu sạch, đảm bảo nhu cầu sản xuất sản phẩm, đồng thời đem lại cơ hội xóa đói giảm nghèo cho người dân.

 

ss
 

Vũ Minh
Theo vietnamnet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại910,656
  • Tổng lượt truy cập92,084,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây