Học tập đạo đức HCM

Giàu lên nhờ nuôi con giống mới

Thứ năm - 20/10/2016 00:03
“Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Với những người nông dân chịu thương chịu khó lại có óc sáng tạo và “máu” làm kinh tế thì chuyện làm giàu không quá khó. Họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đưa con giống mới vào sản xuất cho thu nhập cao, ổn định ngay tại quê hương.

* Người đầu tiên, chúng tôi muốn nói đến là anh Nguyễn Đức Thuận, ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa. Anh đã tiên phong đưa giống gà Lạc Thủy và vịt đốm Lạng Sơn về nuôi tại địa phương. Anh Thuận cho biết: Đầu năm 2015, anh đến Viện Chăn nuôi để mua con giống và mạnh dạn bỏ ra trên 1,7 tỷ đồng để đầu tư chuồng trại, hạ tầng cơ sở theo quy mô trang trại trên diện tích 2 ha. Ban đầu anh thả nuôi 4.000 con gà Lạc Thủy, 2.000 con vịt đốm Lạng Sơn, 10 con heo rừng sinh sản (thuần chủng), 10 con bò lai sinh sản và trồng 200 trụ cây thanh long ruột đỏ... Tổng chi phí con giống gần 300 triệu đồng. Qua gần hai năm, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Thuận cho thu nhập khá cao; năm đầu tiên (2015), sau khi trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng.

Theo anh Thuận, giống gà Lạc Thủy và vịt đốm Lạng Sơn có khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu mùa đông khá tốt, ít dịch bệnh và lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn các giống gà thường (120 - 140 ngàn đồng/kg). Để gà, vịt nhanh lớn và chất lượng thịt thơm ngon, ngoài lúa, bắp, cám gạo... anh đầu tư thêm thức ăn tươi xanh là giá đỗ và bún khô tự làm. Hiện nay, gà Lạc Thủy và vịt đốm Lạng Sơn của anh đang phát triển tốt, ngoài cung cấp thịt cho các nhà hàng trong tỉnh, anh Thuận còn bán con giống cho bà con nông dân có nhu cầu. Dự tính trong tương lai, anh Thuận sẽ gây dựng đàn gà, vịt nhiều hơn nữa để mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu “gà vườn Thuận Phát” ở Quảng Ngãi.

* Khác với anh Thuận, anh Phạm Văn Rạch ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ đã đi theo hướng bảo tồn và phát triển giống gà quý (gà re) của dân tộc Hre của anh. Giống gà này đã mang lại thu nhập khá cao cho gia đình anh.

Gọi là giống gà quý bởi từ xưa đến nay, người Hre dùng nó làm vật cúng Giàng trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên 10 năm trở lại đây, gà re đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì người dân luôn chọn nuôi những giống gà siêu thịt, siêu trứng cho năng suất cao… Còn gà re là giống gà rừng được người Hre thuần hóa có kích cỡ nhỏ, lượng thịt ít, thời gian sinh trưởng dài nên ít được quan tâm.

Anh Phạm Văn Rạch với cặp gà re quay - chăn nuôi

Anh Phạm Văn Rạch với cặp gà re quay

Không đành lòng để gà re bị tuyệt chủng, anh Rạch quyết chí gây dựng lại giống gà này. Anh Rạch cho biết: Sau nhiều lần vất vả vào các bản làng người Hre của huyện và cả tỉnh Kon Tum lùng tìm, năm 2002, anh đã mua được con gà trống giống nặng khoảng 1 kg, với giá 120.000 đồng, đem về thả nuôi cùng 3 con gà mái giống được bà con trong làng cho. Dần dần nhân giống và phát triển, đến nay đàn gà đã lên hơn 300 con.

Giá bán gà re cao, có thời điểm lên đến 200 - 250 ngàn đồng/kg, đắt hơn gấp 2 - 2,5 lần gà thường, nhưng không dễ mua được.

Với đà phát triển như hiện nay cùng thị trường ngày một thuận lợi, trong tương lai gần, việc thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ giống gà re của anh Rạch là trong tầm tay. Ý nghĩa hơn, anh Rạch đã góp phần lớn trong việc phát triển lại giống gà quý của cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập577
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,496
  • Tổng lượt truy cập92,019,225
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây