Học tập đạo đức HCM

Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc

Thứ tư - 21/01/2015 20:54
Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Tứ đã mạnh dạn vay lãi đầu tư trang trại khép kín nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm cho thu lãi tiền tỷ và trở thành người chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

 

Anh Nguyễn Văn Tứ bên trang trại lợn

Anh Nguyễn Văn Tứ bên trang trại lợn

 

Sinh năm 1970 tại thôn Sơn Quả 1, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Ngay từ khi còn nhỏ anh Tứ đã được làm quen với nghề chăn nuôi. Bởi bố mẹ anh sống bằng nghề thuần nông. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng anh được bố mẹ cho ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Cuộc sống cơ cực hơn khi hai đứa con lần lượt chào đời. Những tháng ngày lang thang tìm việc ở các thành phố lớn, anh tích cóp được chút tiền vốn về quê bàn với vợ đầu tư vào chăn nuôi. Ban đầu anh chỉ dám làm mô hình nhỏ với mấy chục con lợn.

 

Sau khi được lãi lớn ở lứa lợn siêu nạc đầu tiên. Năm 2010 anh Tứ quyết định thế chấp vay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trên 500 triệu đồng cộng với số tiền tích cóp trong bao năm thành lập trang trại, mua ruộng của bà con để dồn điền đổi thửa, quy hoạch khu chăn nuôi cách xa khu dân cư, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.  Ban đầu, anh nuôi 100 con lợn thịt, 10 lợn nái, lợn nái sinh sản anh không tách đàn mà để lại tiếp tục nuôi lợn thịt. Sau đó, anh quyết định làm thêm đại lý cấp 1 chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ dân trong và ngoài địa bàn, đồng thời mở rộng chuồng trại chăn nuôi và tăng đàn của gia đình. Anh Tứ cho hay: "Tôi muốn xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín, có thể chủ động được từ con giống, tiêm phòng dịch bệnh, nguồn thức ăn đến đầu ra cho sản phẩm".

 

Đến nay, trang trại nuôi lợn của anh có diện tích 2200m2 , xây 6 chuồng  khép kín có hệ thống làm mát vào mùa hè, trung bình 300 con /chuồng. Hiện trang trại của anh Tứ đang duy trì 210 lợn nái, 1200 lợn thương phẩm. Mỗi tháng cung cấp ra thị trường  30 tấn lợn thịt, xuất chuồng 100 lợn con và 650 tấn cám, trung bình mỗi con lợn anh lãi 1,2 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc, điện thắp sáng… Đợt giá cao có thể lãi tới 1,5 triệu đồng/con. Như vậy, riêng trang trại lợn mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng hơn một tỷ đồng. Để đảm bảo đàn lợn lớn nhanh, không mắc dịch bệnh, ngoài kinh nghiệm có được, anh Tứ còn thuê 2 bác sĩ thú y và 4 lao động. Anh Tứ cho biết: “Nuôi giống lợn siêu nạc vẫn được giá hơn các giống lợn khác. Thời điểm trượt giá nhất thì người chăn nuôi vẫn được lãi 500 nghìn đồng/con. Hơn nữa, gia đình tôi thường xuất cho thương lái ở các thành phố lớn, hợp đồng rõ ràng nên hầu như lúc nào cũng được giá”.

 

Để chăn nuôi phát triển như ngày hôm nay, anh Tứ luôn tìm tòi, học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt chú ý ngay từ khâu lựa chọn con giống. Từ khi mở rộng chăn nuôi, năm nào anh Tứ cùng tìm đến trại giống CIPI để mua giống nái siêu nạc.

Suốt ngày gắn bó với chuồng trại, anh Nguyễn Văn Tứ đã thuộc hết các quy trình, giai đoạn phát triển của con lợn, các loại vawcscin cần phải tiêm phòng. Anh bảo: “Làm nhiều nên kinh nghiệm cũng nhiều. Bây giờ tôi đã trở thành “kỹ sư chăn nuôi” của gia đình. Từ khi thành công với mô hình kinh tế trang trại, anh Tứ đã hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều người trong và ngoài huyện đến thăm quan học hỏi. Nhất là khi anh tham gia vào Hợp tác xã chăn nuôi của xã Lương Phong, nhiều hộ dân không tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm, anh đã giới thiệu thương lái tới tận gia đình để thu mua, giúp người chăn nuôi không bị thua lỗ.

 

Kinh tế khá lên, anh luôn sẵn lòng ủng hộ địa phương làm đường giao thông nông thôn. Mới đây thôn Sơn Quả 1 có đoạn đường lầy lội, khó đi lại trong mùa mưa, anh đã tình nguyện ủng hộ 60 triệu đồng đổ bê tông. Các thôn lân cận mỗi khi xây dựng các công trình phúc lợi, anh biết đều ủng hộ vài ba triệu đồng. Ông Lưu Quang Hán, Chủ tịch UBND xã Lương Phong nhận xét: “ Anh Tứ là người dám nghĩ, dám làm, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương giàu đẹp, nhất là trong việc ủng hộ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương”.

Theo hoinongdan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Hôm nay27,541
  • Tháng hiện tại673,869
  • Tổng lượt truy cập88,028,939
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây