Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Năng suất lúa vụ xuân đạt cao nhất trong 7 năm qua

Thứ tư - 01/08/2018 05:30
Mới đây, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết công tác sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu dự và chỉ đạo hội nghị…

Nông nghiệp tăng trưởng 2,4%

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2018, ngành nông nghiệp Hà Nội có tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 19.190 tỷ đồng, tăng 2,35% so với cùng kỳ, trong đó, trồng trọt tăng 3,08%; chăn nuôi tăng 1,22%; thủy sản tăng 5.3%. Nét nổi bật là năng suất lúa vụ xuân 2018 đạt 62,1 tạ/ha, cao nhất trong 7 năm trở đây.

 ha noi: nang suat lua vu xuan dat cao nhat trong 7 nam qua hinh anh 1

 Ngành nông nghiệp Hà Nội đã có những khởi sắc. Ảnh: T.L

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua thành phố” năm 2018 cho 6 cá nhân; trao tặng bằng khen cho 1 tập thể và 2 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2016 - 2018.

Một điểm nổi bật nữa của ngành nông nghiệp Hà Nội là, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu cho năng suất vượt trội, giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiện, Hà Nội có 123 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm đạt 25%, trong đó, lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, chè đạt 17,9%; chăn nuôi 33,5%; thủy sản 13%. Ngoài ra, Hà Nội còn duy trì hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Về phát triển kinh tế tập thể, hiện toàn TP.Hà Nội có 1.021 HTX nông nghiệp, trong đó có 977 HTX đang hoạt động. Các loại hình dịch vụ hiện nay của HTX chủ yếu là cung ứng giống, vật tư, cơ giới hóa và phát triển sản xuất kinh doanh. Về phát triển kinh tế trang trại, đến nay, toàn Hà Nội có 2.863 trang trại, trong đó có 1.969 trang trại chăn nuôi, 488 trang trại nuôi trồng thủy sản, 334 trang trại tổng hợp, 71 trang trại trồng trọt và 1 trang trại lâm nghiệp.

Việc tập trung phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại những năm qua đã góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Đây là loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, nhất là nguồn lực lao động, đất đai, vốn.

Về xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Hiện, Hà Nội có 4/18 huyện là Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức được Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, Hà Nội là địa phương có số huyện đạt chuẩn nhiều nhất cả nước.

Bên cạnh đó 294/386 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 76,1%, tăng 12,7% so với kế hoạch đề ra. Hà Nội cũng tiếp tục đứng ở vị trí dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 14 tiêu chí.

Tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được trong 6 tháng qua, tốc độ tăng trưởng 2,4%... Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu khẳng định, trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, ngành nông nghiệp Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá là điều đáng khích lệ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, Sở NNPTNT tiếp tục tập trung triển khai và nhân rộng các mô hình nông nghiệp có hiệu quả, trong đó ưu tiên thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, có ứng dụng công nghệ cao và những mô hình này phải có điểm nhấn của riêng Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Văn Sửu, Sở NNPTNT Hà Nội cần lựa chọn những cây, con đặc sản, chủ lực của Thủ đô để tập trung hỗ trợ và xây dựng phát triển theo chuỗi và có ứng dụng công nghệ cao. Đối với chương trình xây dựng NTM, cần tiếp tục phối hợp với các địa phương tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, đặc biệt là nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng đề nghị Sở NNPTNT đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đê điều, thủy lợi nhằm sớm đưa công trình vào phục vụ sản xuất, góp phần giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các sở ngành, địa phương đẩy mạnh kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố.

Theo Thu Hà/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập574
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,765
  • Tổng lượt truy cập93,152,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây