Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang: Lãi hàng chục triệu đồng nhờ nuôi lươn đồng trong can nhựa

Thứ tư - 02/03/2016 21:30
Với những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn sau nhiều lần thất bại, ông Bùi Tấn Thịnh, phường IV, TP. Vị Thanh (Hậu Giang) đã sáng tạo nên mô hình nuôi lươn đồng thâm canh trong can nhựa mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
Ông Thịnh cho biết mỗi can lươn sau 8 tháng chăm sóc sẽ thu lãi tiền triệu
Ông Thịnh cho biết mỗi can lươn sau 8 tháng chăm sóc sẽ thu lãi tiền triệu

Tìm đến TP Vị Thanh hỏi về thầy Thịnh nuôi lươn trong can nhựa thì hầu như ai cũng biết, chính người nông dân này đã sáng tạo nên một mô hình chăn nuôi mà hiện nay đang được nhiều người trong và ngoài địa bàn tìm đến học hỏi.

Ông Thịnh từng đầu tư nuôi lươn đồng trong bể xi măng nhưng do thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc lươn chậm phát triển và chết nhiều. Nhiều lần phải rớt nước mắt khi tiền bán lươn thành phẩm không đủ mua lươn giống để tái sản xuất.

Nhớ lại quãng thời gian khó khăn đó, ông Thịnh chia sẻ: “Nuôi lươn chỉ cần làm sao cho nó không chết là sẽ có lãi, vì lẽ đó nên tôi quyết tâm chọn con lươn để gắn bó”. Nhằm giảm chi phí sản xuất ông ra chợ mua lươn đồng được đánh bắt từ việc đặt trúm, dớn và chích điện về để nuôi. Tuy nhiên, lươn được đánh bắt đều có sức đề kháng yếu, đặc biệt bị nhiễm thuốc từ mồi nhử, nên dễ bị bệnh và chết. Từ đó, ông Thịnh tự mày mò chế tạo ra bài thuốc nam “độc nhất vô nhị” để thuần lươn.

Theo ông Thịnh thì chiếc túi đựng thức ăn được cho là yếu tố quan trọng trong mô hình của mình.
Theo ông Thịnh thì chiếc túi đựng thức ăn được cho là yếu tố quan trọng trong mô hình của mình.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, đến năm 2013, ông Thịnh quyết định nuôi lươn bằng can nhựa (5 can) trong môi trường nước tự nhiên.

Đưa cho chúng tôi xem chiếc can nhựa đã được thiết kế hoàn chỉnh để nuôi lươn, ông Thịnh nói: “Quan trọng là phải làm sao kéo dãn mật độ lươn ra, điều này giúp lươn tăng trưởng nhanh và đều hơn. Theo như quan sát của PV, chiếc can nhựa 30 lít đều được khoan lỗ xung quanh (cỡ 10mm) và chia đều thành 7 hàng từ trên xuống nhằm cung cấp oxy cho lươn hô hấp và loại bỏ thức ăn thừa.

Ông Thịnh cho biết thêm, điều đặc biệt của chiếc can nhựa là túi đựng thức ăn được treo ở nắp can. Theo đó, chiếc túi thiết kế bằng vải thun với chiều dài 20cm, rộng 12cm, được khoét nhiều lỗ xung quanh (kích cỡ tùy thuộc vào lươn lớn, bé). “Sở dĩ thiết kế túi thức ăn như vậy nhằm tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí. Thứ 2, có thể theo dõi sự tăng trưởng của lươn dựa vào lượng thức ăn còn thừa lại trong túi, nhằm có hướng chăm sóc tốt hơn”- ông thịnh nói.

 

Lươn giống được ông Thịnh thu mua tại chợ về và được thuần lại bằng bài thuốc nam tự sáng chế của mình

Được biết, mỗi can ông Thịnh thả nuôi khoảng 1kg lươn giống (khoảng 35 – 45 con) đã được thuần (thời gian thuần lươn từ 5 – 15 ngày). Sau 8 tháng chăm sóc, với thức ăn chủ yếu là ốc xay trộn với 30 – 40% thức ăn viên, có bổ sung thêm đạm và khoáng giúp lươn phát triển nhanh thì lươn đạt trọng lượng từ 300 – 400gram/con. Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 lần vào buổi chiều.

Năm 2013, mỗi can lươn sau 8 tháng nuôi chỉ đạt khoảng 10kg lươn thành phẩm, đến nay thì mỗi can có thể đạt từ 16kg trở lên. Mang về lợi nhuận khoảng 1 triệu đồng/can chỉ với 8 tháng nuôi.

Ông thịnh chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lươn trong can nhựa

“Đợt lươn vừa rồi tôi xuất bán 13 can với 186 kg lươn thương phẩm, với giá trung bình 160.000đ/kg, thu về gần 30 triệu đồng, sau khi trừ bỏ tất cả chi phí tôi đã thu về hàng chục triệu đồng tiền lãi. Hiện tại, tôi đang nuôi 34 can lươn và lươn đang phát triển rất tốt”- ông Thịnh cho biết.

Đây được xem là mô hình nuôi lươn “siêu” thâm canh, vì có thể điều chỉnh được sản lượng tăng giảm tùy vào thị trường một cách dễ dàng, đặc biệt, giảm đáng kể chi phí sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Thịnh cho biết: “Hiện tại, đã cung cấp lươn giống cho rất nhiều bà con trong và ngoài địa phương và rất sẵn lòng chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm nuôi, nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vươn lên về kinh tế”.

Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay43,434
  • Tháng hiện tại237,119
  • Tổng lượt truy cập87,592,189
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây