Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả phát triển mô hình kinh tế trang trại ở Quý Lộc

Thứ năm - 07/02/2013 02:05
Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hoá) là một xã thuần nông, nằm trong vùng trung du bán sơn địa, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. 10 năm qua, phát triển kinh tế trang trại đã trở thành bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thành công về phát triển mô hình kinh tế trang trại của Quý Lộc là một mô hình điển hình được nhiều địa phương học tập và đã được tỉnh Thanh Hoá triển khai nhân rộng.

 

 

Một trang trại nuôi lợn (Ảnh: Đặng Hiếu)

Với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng trung du bán sơn địa nên trong một năm nơi đây chỉ có 2 vụ lúa và 2 vụ màu, hiệu quả canh tác không cao. Trước năm 2000, GDP của xã chỉ ở mức dưới 9%, giá trị sản xuất trên 1 ha chỉ đạt 12 triệu/năm, tổng sản lượng lương thực 3.500 tấn, bình quân dưới 400kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ đạt 2,5 triệu/người/năm. Ngành chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu là chăn nuôi theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ. Trước thực trạng đó, cấp uỷ, chính quyền xã đã ra sức vận dụng, bám sát chủ trương, chính sách về phát triển chăn nuôi và kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, Quý Lộc đã đưa chăn nuôi trở thành sản xuất chính, đây thực sự là bước đột phá trong phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Đến năm 2010, toàn xã có 169 trang trại, với mức thu nhập bình quân mỗi trang trại từ 120-150 triệu/trang trại/năm, thu nhập bình quân một lao động đã đạt trên 24 triệu đồng/năm.

 

Để xây dựng mô hình kinh tế trang trại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quý Lộc đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế trang trại. Theo đó, Ban chỉ đạo xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá thực tế, thực địa và tiến hành xây dựng quy hoạch các khu trang trại tập trung cho từng loại trang trại theo hướng ưu tiên cấp đất công ích, đổi đất canh tác của các hộ dồn thành thửa lớn tạo quỹ đất làm trang trại có tính ổn định lâu dài để nông dân yên tâm đầu tư, khai hoang, đăng ký phát triển trang trại. Đồng thời, xã cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân về thủ tục hành chính, về hướng đầu tư, hỗ trợ xây dựng điện, đường khu quy hoạch trang trại, cho nông dân vay vốn không lãi và tranh thủ các chính sách của tỉnh, huyện về hỗ trợ phát triển chăn nuôi để các hộ mua giống và đầu tư xây dựng trang trại.

 

Mặt khác, để mô hình kinh tế trang trại phát triển bền vững, Quý Lộc đã đẩy mạnh công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật thú y để phục vụ cho chăn nuôi phát triển. Quý Lộc đã liên kết mở lớp đào tạo tại xã cho 50 người về kỹ thuật thú y, kiến thức quản lý trang trại và cấp chứng chỉ cho các chủ trang trại. Bằng chính sách thu hút “nhân tài”, xã cũng đã tiếp nhận được 1 người có trình độ đại học và 3 người có trình độ cao đẳng ngành thú y được đào tạo chính quy về làm việc tại địa phương. Ngoài ra, địa phương cũng thành lập các hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi cung ứng con giống, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nên đã tạo được sự đồng thuận, tham gia rộng rãi của nhân dân trong xã.

 

Từ cách làm trên, mô hình kinh tế trang trại ở Quý Lộc đã phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Trong tổng số 169 trang trại, trang trại nuôi lợn và nuôi gà có doanh thu cao nhất. Trang trại chăn nuôi lợn ngoại, với quy mô từ 10 đến 60 lợn nái và từ 50 đến 200 lợn thịt, có doanh thu thấp nhất khoảng 100 triệu đồng/năm, và cao nhất khoảng 200 triệu đồng/năm. Trang trại nuôi gà công nghiệp, có quy mô nuôi 6000 con/lứa vào mùa đông và 5.500 con/lứa vào mùa hè, mỗi năm nuôi từ 4-5 lứa, có doanh thu thấp nhất khoảng 140 triệu đồng/năm, và cao nhất khoảng 190 triệu đồng/năm. Trang trại chăn nuôi trâu, bò, với quy mô từ 5 đến 10 trâu, bò sinh sản, có doanh thu thấp nhất khoảng 70 triệu đồng/năm, và cao nhất khoảng 135 triệu đồng/năm;….

 

Nhờ kinh tế trang trại phát triển, hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của Quý Lộc có 4.000 con trâu, bò; 20.000 con lợn và 300.000 con gà. Ngoài ra, trên địa bàn Quý Lộc còn phát triển các con vật nuôi đặc sản như dê, ba ba, nhím, chim trĩ đỏ… Kinh tế trang trại phát triển đã làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 56% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

 

Kinh tế trang trại phát triển đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của xã phát triển. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Quý Lộc đã đạt 16%. Các loại hình dịch vụ, một số nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là trồng trọt đã có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu mùa vụ đã hình thành tập quán sản xuất 3 vụ/năm, diện tích cây trồng vụ đông được mở rộng trên 500 ha. Năm 2010, tổng sản lượng lương thực đạt trên 11.652 tấn (tăng gấp 3 lần so với năm 2000), lương thực bình quân đầu người đạt 960kg/người/năm (tăng gấp 2 lần so với năm 2000), giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt trên 82 triệu đồng/ha/năm (tăng gấp 5 lần so với năm 2000). Kinh tế trang trại cũng góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,375 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 5 lần so với năm 2000).

 

Nhờ phát triển kinh tế trang trại, trong 10 năm qua, Quý Lộc đã đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Năm 2005, Quý Lộc đã được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2010, Quý Lộc đã được tỉnh Thanh Hoá chọn là xã điểm về xây dựng mô hình nông thôn mới của tỉnh. Hiện, Quý Lộc đang phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí về nông thôn mới vào năm 2012.

Đặng Hiếu
Theo cpv.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay14,091
  • Tháng hiện tại508,215
  • Tổng lượt truy cập83,564,210
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây