Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ một mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái

Thứ ba - 06/12/2016 11:26
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam vừa phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Trí tổ chức buổi tham quan “Mô hình công nghệ sinh thái vụ lúa tôm 2016” tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cùng sự tham dự của đại diện 7 Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật, hơn 50 nông dân tiêu biểu các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre.

Theo đánh giá sơ bộ từ Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, với việc ứng dụng mô hình “Công nghệ sinh thái trên lúa tôm” theo quy trình canh tác kỹ thuật được đầu tư và hướng dẫn từ Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Trí đã góp phần gia tăng lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là hơn 4 triệu đồng. Đặc biệt, hiệu quả mang lại từ mô hình là rất tốt và bền vững. Cụ thể, mô hình tạo sự cân bằng và đa đạng hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để trừ dịch hại mà vẫn đảm bảo năng suất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến nền sản xuất sạch, bền vững, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tạo được vẻ mỹ quan cho đồng ruộng. Chương trình còn giúp nông dân thay đổi và nâng cao trình độ nhận thức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.

Nói về cơ sở nghiên cứu và đề xướng áp dụng mô hình “Công nghệ sinh thái lúa tôm”, ông Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu, Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Trí - nhận xét: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho thấy, nguy cơ mà Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt đó là kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng, lượng phù sa với 26 triệu tấn/năm chỉ còn lại 7 triệu tấn kèm thêm hiện tượng xói lở bờ sông. Những nguy cơ này dẫn đến thiệt hại 1 tỷ USD/năm và thảm họa về toàn vẹn đa dạng sinh thái. Trong khi đó, tập quán của nông dân khi canh tác trên vùng lúa tôm vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm vì lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Nông dân lại ít chú ý đến lúa, năng suất bình quân thực đạt khoảng 4 tấn/ha, cá, tôm chết do lạm dụng thuốc. Do đó, mô hình công nghệ sinh thái trên lúa tôm với quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí đã được chứng nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, sẽ giúp bà con nông dân tăng năng suất thêm 0,5 - 1 tấn/ha, đồng thời giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng giúp gia tăng tối đa lợi nhuận và góp phần mang lại sự đa dạng sinh thái.

Chia sẻ thêm về mô hình công nghệ sinh thái áp dụng trên lúa tôm, giáo sư Nguyễn Thơ - Phó Chủ tịch Hội BVTV Việt Nam - phân tích: “Sau 7 - 8 năm theo dõi và tìm hiểu, tôi cho rằng, cần nhân rộng mô hình công nghệ sinh thái trồng hoa bờ ruộng. Bà con cần phát huy công nghệ sinh thái kèm theo canh tác theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón cũng cần lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường. Tôi nhận thấy các sản phẩm Hợp Trí Super Humic, Hyd-rophos Zn, Hợp Trí Casi rất tốt, giúp cho cây lúa phát triển và sinh trưởng tốt. Bà con có thể ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa của doanh nghiệp này với các sản phẩm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho lúa tôm”.

Tuy nhiên, để thay đổi tập quán canh tác cũ của bà con nông dân hướng đến một nền nông nghiệp bền vững theo hướng canh tác hữu cơ, an toàn rất cần sự nỗ lực và cam kết của nhiều bên.

Bên cạnh hiệu quả mang lại, việc tuyên truyền cho bà con nông dân nhân rộng mô hình này vẫn còn nhiều khó khăn, bởi bà con vẫn chưa nhìn thấy được lợi ích từ mô hình. Đặc biệt, một số hộ vẫn sợ rủi ro nên duy trì tập quán canh tác cũ là sạ lượng giống cao, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu rầy nhiều lần (2-3 lần/vụ).

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay15,778
  • Tháng hiện tại971,306
  • Tổng lượt truy cập93,348,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây