Học tập đạo đức HCM

Huy động sức dân làm đường nông thôn

Thứ bảy - 27/09/2014 10:20
Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân. Để xây dựng NTM, huyện Bình Liêu đã tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư các công trình phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống dân sinh.

Đến xã Lục Hồn những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của xã. Nhiều công trình điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư nâng cấp đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo các vùng nông thôn của xã. Gặp chúng tôi, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi khoe: Những năm qua, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của cấp trên, xã đã huy động các nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Với cách làm này, đến nay nhiều công trình động lực phục vụ phát triển kinh tế và đời sống dân sinh đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Để minh chứng cho hiệu quả huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng nông thôn của xã, đồng chí Phó Chủ tịch xã dẫn chúng tôi đến thăm tuyến đường liên thôn Khau Pưởng - Ngàn Mèo vừa được khởi công xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Trên đường đi, đồng chí Phó Chủ tịch cho biết: Tuyến đường này tuy chỉ dài hơn 600m nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây. Tuyến đường này trước đây chỉ là con đường mòn đi men theo những sườn đồi, nhiều đoạn dốc cao, uốn lượn, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Chính vì vậy, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp của người dân giữa hai thôn gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chúng tôi đến nhà văn hoá thôn Khau Pưởng, đúng lúc anh Chu Nguyên Bảo, Phó thôn đang cùng một số cán bộ thôn bàn giải pháp đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng tuyến đường. Anh Bảo cho biết: Hai thôn Khau Pưởng và Ngàn Mèo Dưới hiện có 106 hộ, chủ yếu là người dân tộc Tày, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương nên đời sống của người dân trong thôn cũng đã khấm khá hơn. Tuy nhiên, vấn đề giao thông đi lại thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng nay, tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền hai thôn dài hơn 600m đã được Nhà nước đầu tư trên 700 triệu đồng để nâng cấp. Người dân trong thôn ai cũng vui mừng, phấn khởi. Nhưng đến khi làm thì lại gặp trở ngại trong khâu giải phóng mặt bằng. Cán bộ từ xã đến thôn phải bám sát dân để nói rõ lợi ích của việc mở đường cho bản hiểu. Việc giải phóng mặt bằng vì thế đã nhanh chóng được giải quyết. Không những vậy, khi được tuyên truyền, giải thích, người dân trong thôn còn tự nguyện đóng góp kinh phí được trên 10 triệu đồng, đồng thời tham gia hàng ngàn ngày công để thi công. Nhiều hộ có đường đi qua đã tự nguyện hiến thêm một phần đất để mở rộng đường... Nhờ đó, tiến độ thi công đã được đẩy nhanh, dự kiến hoàn thành trong tháng 11 tới.

Đi trên đoạn đường mới rộng rãi, tôi vui lây với niềm vui của người dân nơi đây. Con đường đồi núi lầy lội, đầy ổ voi, ổ gà trước đây giờ là con đường rộng rãi, mặt đường đã được rải cấp phối, chuẩn bị cho việc bê tông hoá với bề ngang 2,5m. Bắt chuyện với bác Vi Văn Lùng, một người dân trên địa bàn, bác Lùng phấn khởi cho biết: “Có đường mới này dân đi lại dễ dàng hơn, không cực nhọc như xưa nữa. Chúng tôi hiến đất làm đường vì một ý nghĩ đơn giản, con đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Người già như tôi cũng thấy vui như con trẻ được bánh, được quà”.

Trên đây chỉ là một trong nhiều công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh của huyện Bình Liêu đã được làm thời gian qua. Trao đổi với chúng tôi, một đồng chí trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bình Liêu cho biết: Xác định công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất, huyện Bình Liêu đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, từ các nguồn lực đầu tư, huyện đã vận động người dân hiến đất, góp công, vật liệu tham gia xây dựng được hàng chục tuyến đường với tổng chiều dài gần 30km, kinh phí xây dựng đạt trên 20 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp gần 10 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện còn vận động nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng 13 công trình môi trường nông thôn với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động nhân dân được 1,1 tỷ đồng.

Nguyễn Chiến
theo 
baoquangninh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay88,445
  • Tháng hiện tại824,555
  • Tổng lượt truy cập93,202,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây