Từ những điển hình
Nhiều năm qua, cựu chiến binh Ngô Văn Tích, thôn Cửa Ngăn, phường Phương Đông (Uông Bí) được mọi người biết đến với sự mạnh dạn, khoa học trong đầu tư phát triển kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Với diện tích hơn 4ha, trang trại của ông Tích được xây dựng khoa học với 1ha chuồng trại nuôi hơn 100 con lợn rừng; 1,5ha nuôi gà thả đồi. Được biết, từ chăn nuôi, hàng năm gia đình ông có thu nhập từ 400-500 triệu đồng. Cùng với đó, ông Tích còn mở rộng quy mô trang trại bằng việc trồng gần 2ha thanh long ruột đỏ; theo đó, bình quân mỗi năm, cũng cho thu nhập 300-400 triệu đồng.
Trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Thế Cường, xã Thống Nhất (Hoành Bồ). |
Ông Phạm Tân, tổ 2, khu 6, phường Mông Dương (Cẩm Phả) cũng là một trong số những điển hình tiêu biểu cho phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của nông dân tỉnh Quảng Ninh. Xuất thân từ công nhân ngành Than về nghỉ hưu, ông Phạm Tân tổ 2, khu 6, phường Mông Dương (Cẩm Phả) đã trở thành một trong những điển hình tiêu biểu của phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Ông cho biết: Năm 1997, tôi tự nguyện làm đơn xin vào HND phường Mông Dương. Qua sinh hoạt tại Hội, tôi được tham gia tập huấn, hội thảo để học hỏi kinh nghiệm cũng như các kiến thức khoa học kỹ thuật mới mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng đến nay gia đình tôi đã có một trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp kết hợp trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
36ha đất trống đồi trọc mà ông Tân mạnh dạn nhận bàn giao từ địa phương để phát triển kinh tế đến nay hầu hết đã được phủ màu xanh với 31,5ha trồng keo và 0,5ha vườn ươm. Cùng với đó, ông đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả với 1,5ha; đào ao nuôi trồng thuỷ sản 2ha và dành 0,5ha cho việc xây chuồng trại phát triển chăn nuôi. Trang trại nhà ông đã giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 16 lao động với mức lương bình quân 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, gia đình còn thuê 20 lao động thời vụ với mức trả lương bình quân từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Trong trồng trọt, chăn nuôi ông luôn quan tâm đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn bộ cây giống trồng rừng đều được ươm theo công nghệ cấy hom cho chất lượng tốt. 2ha nuôi tôm theo mô hình sinh thái dùng các loại chế phẩm sinh học mang giống gen vi khuẩn có ích để xử lý phân huỷ chất hữu cơ và tạp chất khác. Ông đã áp dụng thành công việc nhân giống tảo có ích làm thức ăn tôm nuôi vừa đảm bảo tính môi trường bền vững, ít dịch bệnh vừa giảm được lượng thức ăn từ 10-15% ở giai đoạn tôm một tháng tuổi. Từ năm 2010 đến nay, trang trại của gia đình đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng. Riêng năm 2014, tổng thu đạt 2,8 tỷ đồng, trừ chi phí có lãi trên 960 triệu đồng. Nhiều năm liền, gia đình ông đã được Ban Chấp hành Trung ương HND Việt Nam, UBND tỉnh, Ban Chấp hành HND tỉnh công nhận là “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”.
Người nông dân bây giờ không chỉ giỏi trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, mà còn biết vươn lên làm giàu trong các lĩnh vực kinh doanh khác như, dịch vụ, cơ khí. Điển hình trong lĩnh vực này phải kể đến ông Nguyễn Văn Quang, khu 3, phường Đông Triều (TX Đông Triều), chủ cơ sở cơ khí Văn Quang. Ông Quang vốn là thương binh, năm 1975 phục viên về địa phương. Với tinh thần chịu khó tìm tòi, học hỏi, ông Quang quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy Đông Triều là đất nông nghiệp, nhu cầu về các loại máy móc, cơ khí phục vụ nông dân sản xuất rất lớn, ông Quang đã mạnh dạn đầu tư mở xưởng cơ khí với tên gọi là “Xưởng cơ khí Văn Quang”. Hiện tại, đây là xưởng duy nhất tại Đông Triều sản xuất về cơ khí nông nghiệp phục vụ bà con nông dân luôn đứng vững và phát triển. Các loại máy cơ khí phục vụ nông nghiệp như máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa... do xưởng sản xuất luôn được bà con nông dân đánh giá cao. Hàng năm từ xưởng cơ khí Văn Quang đã có 800 đến 1.000 các loại công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp được cung cấp đến bà con. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ông Quang không ngừng cải tiến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế tác các thiết bị cơ khí hiện đại mà giá thành phải chăng. Một trong những thành công của xưởng cơ khí Văn Quang đó là đạt giải nhất Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với sản phẩm “Cải tiến và làm mới cày, bánh lồng máy làm đất X61”.
Trang trại trồng thanh long ruột đỏ kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Ngô Văn Tích, thôn Cửa Ngăn, phường Phương Đông (Uông Bí) cho hiệu quả kinh tế cao. |
Đến sức lan toả của phong trào
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy hội viên nông dân thi đua vươn lên làm giàu. Qua tổng kết, hàng năm có hàng nghìn hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 63.514 hộ nông dân đăng ký thi đua đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 4.793 hộ đăng ký đạt danh hiệu cấp tỉnh.
Xác định việc phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng sẽ góp phần quan trọng tạo diện mạo mới cho nông nghiệp - nông thôn nên các cấp HND rất chú trọng trong triển khai thực hiện và làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể. Đồng thời HND cũng luôn sát cánh, hỗ trợ đắc lực về vốn, khoa học kỹ thuật, cây, con giống để hội viên, nông dân phát triển sản xuất. Trong vòng 5 năm gần đây, Hội đã phối hợp với các trung tâm khuyến nông, mở hơn 7.000 lớp tập huấn phổ biến, hướng dẫn cho hơn 620.000 lượt hội viên nông dân về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và phòng trừ dịch bệnh; tư vấn, giới thiệu cung ứng vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây, con, máy nông cụ cho nông dân đảm bảo chất lượng và phù hợp về giá cả. Cùng với đó, HND các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện hơn 170 mô hình sản xuất làm cơ sở để nhân rộng trong hội viên. Các cấp Hội đã tích cực phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hành Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Cùng với đó, 123 dự án vay vốn tạo việc làm và gần 200 mô hình hỗ trợ sản xuất đang được duy trì tốt. Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2015, tổng dư nợ nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất từ các ngân hàng đạt hơn 560 tỷ đồng với 28.400 hộ vay.
Không chỉ tạo động lực giúp cho người nông dân vươn lên làm giàu mà phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thực sự lan toả và tác động mạnh mẽ tới việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Theo baoquangninh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;