Một góc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương |
Từ 575 hộ nghèo khi bắt tay vào xây dựng NTM, hiện Tân Trào còn 46 hộ nghèo, 83 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/năm nay đã đạt 30,3 triệu. Trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định, trở thành điển hình trong xây dựng NTM.
Năm 2013, xã Tân Trào được hỗ trợ 200 con bò cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sau gần 4 năm, xã đã luân chuyển 126 con cho các hộ tiếp theo, tăng đàn bò của xã lên gần 500 con. Xã cũng được hỗ trợ trồng 50ha chè; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm, cùng các chương trình hỗ trợ trồng cây ăn quả, trồng chuối tiêu hồng…
Bà Hoàng Thị Mai, 80 tuổi, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, là con dâu cụ Nguyễn Tiến Sự, ngôi nhà của cụ Sự là nơi Bác Hồ đã ở khi Người mới từ Cao Bằng về Tân Trào trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bà Mai cho biết, gắn bó với quê hương nhiều năm nên thấy quê hương đổi thay, bà rất mừng. Những con đường mòn nay thay bằng đường nhựa, đường bê tông rộng rãi; trường học được xây dựng kiên cố, học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Những bữa cơm độn sắn, độn ngô thay thế bằng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng...
Thôn Bòng dẫn đầu xã Tân Trào về phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, xây dựng NTM, với 177 hộ dân. Ông Ma Văn Yên, Trưởng thôn Bòng cho biết, từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, thôn đã có nhà văn hóa, 2,5km đường giao thông, đường nội đồng được kiên cố, bê tông hóa với hơn 2km...
Du khách đến tham quan khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào |
Trong phát triển kinh tế, các hộ chủ động áp dụng KHKT vào sản xuất. Hiện nay, toàn thôn có 2 ha thanh long, 1 ha táo, 1 ha na, 2 mô hình kinh tế chăn nuôi gia trại… Nỗ lực phát triển kinh tế, hướng đến làm giàu đến nay số hộ nghèo trong thôn giảm còn 5 hộ, thu nhập bình đạt 36 triệu đồng/người/tháng.
Chị Hoàng Thị Phong, thôn Bòng chia sẻ, năm 2009, gia đình chị vay vốn ngân hàng mua giống, phân bón trồng 800 gốc thanh long. Sau 2 năm chăm sóc, cây bắt đầu cho quả. Sau khi hạch toán, thấy trồng thanh long có lãi, chị đầu tư mở rộng diện tích. Từ 800 gốc ban đầu, đến nay gia đình có 2.000 trụ thanh long, mỗi năm cho 10 tấn quả.
Với giá trung bình từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi năm trung bình gia đình chị thu về trên 250 triệu đồng. Cũng nhờ trồng thanh long nên năm 2013, chị Phong đã vươn lên thoát nghèo, xây được nhà kiên cố và có tiền cho con đi du học tại Hàn Quốc.
Nhờ chương trình NTM, bộ mặt kinh tế - xã hội ở Tân Trào không ngừng đổi thay. Hiện, tất cả các thôn có nhà văn hóa, sân thể thao đạt chuẩn; xã không còn nhà tạm, nhà dột nát; trên 97% hộ dân sử dụng điện an toàn; 100% trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% đường liên xã, trục chính của xã được nhựa hóa; 100% đường nội thôn, liên thôn bê tông hóa; trên 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm hơn 30%, số hộ nghèo giảm còn 4,49%..., cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng.
Cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã Tân Trào |
Ông Hoàng Cao Khải, Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết, từ khi xã đạt chuẩn NTM, đời sống người dân nâng lên rõ rệt. Ngoài sản xuất nông nghiệp, Tân Trào còn đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, hàng hóa… Xã phấn đấu đến năm 2020, thu nhập đạt trên 36 triệu đồng/người/năm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;