Học tập đạo đức HCM

Kỳ tích nông thôn mới ở Sông Mã

Thứ ba - 31/07/2018 04:46
Sông Mã là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh Sơn La, cũng là thượng nguồn của dòng sông Mã đi vào thi ca, nhạc họa… Trên mảnh đất nhiều gian khó này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã đang chung tay xây dựng cuôc sống ấm no - hạnh phúc.

Huyện Sông Mã có 18 xã, cư dân gồm nhiều dân tộc anh em. Trong kháng chiến, huyện Sông Mã từng được vinh danh là Anh hùng lực lượng vũ trang. Phát huy truyền thống đó, Sông Mã hôm nay đang dốc sức, chung lòng làm nên những kỳ tích trong lao động sản xuất.

Đời sống được nâng lên, bà con các dân tộc trong huyện Sông Mã tích cực đóng góp xây dựng NTM qua các chương trình: Kiên cố hóa giao thông, nhà lớp học, trạm y tế…
Đời sống được nâng lên, bà con các dân tộc trong huyện Sông Mã tích cực đóng góp xây dựng NTM qua các chương trình: Kiên cố hóa giao thông, nhà lớp học, trạm y tế…

Đến Sông Mã hôm nay, ai cũng cảm nhận rõ những khởi sắc trong tam nông của huyện. Dọc 2 bờ sông Mã, kéo dài mấy chục km là những vườn nhãn và cây ăn quả xanh mướt, đang vào độ chín. Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Trưởng phòng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, huyện đã hình thành được những mũi nhọn kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, lâm nghiệp… Trong đó, nổi bật nhất là diện tích cây ăn quả đã đạt gần 7.000 ha, trong đó cây nhãn chiếm 5.731 ha. Hiện, nhãn không chỉ là cây chủ lực xóa nghèo làm giàu cho người dân Sông Mã mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động trong và ngoài địa bàn”.

Điều đáng trân trọng là diện tích cây nhãn và những cây ăn quả khác không chỉ phân phối tập trung ở một vài xã với những chủ trang trại lớn mà đã có sự phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện và đang tiếp tục thay thế dần những cây trồng kém hiệu quả. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã có thêm 648ha cây lương thực ngắn ngày được chuyển đổi sang trồng cây nhãn, xoài, cam, bưởi để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cây nhãn và những sản phẩm từ quả nhãn ở Sông Mã đã thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.
Cây nhãn và những sản phẩm từ quả nhãn ở Sông Mã đã thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Rất nhiều lao động đã có thêm nguồn thu nhập từ việc bón phân, tỉa cảnh, thu hoạch, làm đất trồng mới, tham gia sơ chế, vận chuyển cung ứng nhãn…

Lĩnh vực chăn nuôi đang từng bước phát huy tốt lợi thế để thành thế mạnh hàng hóa. Tổng đàn trâu, bò của huyện lên tới hơn 55.800 con, trên 35.800 con dê, hơn 87.000 con lợn và hàng triệu con gia cầm. Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh tế mới: Nuôi ngựa sinh sản, nuôi ong mật ngoại, trồng cây trám trắng, cây dược liệu… cũng đang được huyện quan tâm đầu tư, nhân rộng.

Đời sống của nông dân được nâng lên, lòng tin được củng cố, nông dân lại chung tay cùng Nhà nước xây dựng nông thôn, phát triển nông nghiệp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện đã có thêm 38 công trình giao thông; 9 công trình thủy lợi, 21 trường lớp học, 12 nhà văn hóa và 2 công trình cung cấp nước sinh hoạt được đầu tư. 38 tuyến đường với tổng chiều dài gần 8km đã và đang được bà con chung tay xây dựng, nâng tổng số các công trình giao thông có sự đóng góp tích cực của người dân trong mấy năm gần đây lên 352 tuyến với độ dài hơn 107,4km. Đó là một con số đáng tự hào và là tiền đề quan trọng để Sông Mã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo Tuấn Nguyễn Xuân/TTV.vn

 Tags: sông mã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,537
  • Tổng lượt truy cập92,037,266
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây