Học tập đạo đức HCM

LẠ MÀ HAY: Cho tôm ăn tỏi, phòng được 2 bệnh, lãi nửa tỷ đồng/vụ

Thứ bảy - 02/06/2018 08:13
Nguyễn Văn Tráng ở thôn Hồng Phong, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 40 vạn con tôm giống trong diện tích ao 4.000 m2. Trong quá trình nuôi, ông Tráng đã xay tỏi ra và thả xuống ao tôm 3-4 lần mỗi ngày để phòng, chữa 2 loại bệnh trên tôm, dự kiến ông sẽ thu lãi nửa tỷ đồng

Để giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, mới đây nhiều người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) áp dụng phương pháp cho tôm ăn tỏi kết hợp dùng men vi sinh. Với cách nuôi này, nhiều hộ dân đã thành công, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Vụ nuôi tôm năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Tráng chuẩn bị tốt hạ tầng ao đầm để thả nuôi 40 vạn con tôm giống trong diện tích ao 4.000 m2. Đây là năm thứ 3 gia đình ông áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm bằng việc sử dụng bạt lót đáy xung quanh ao, đồng thời cải tạo lại ao để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra sự sinh trưởng của tôm.

Đặc biệt, ông đã cho tôm ăn tỏi kết hợp dùng men vi sinh xử lý môi trường nước giúp tôm phát triển khỏe mạnh, hấp thụ thức ăn tốt và tăng sức đề kháng. 

 la ma hay: cho tom an toi, phong duoc 2 benh, lai nua ty dong/vu hinh anh 1

Người nuôi tôm xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) áp dụng công nghệ cho tôm ăn tỏi để phòng bệnh, tăng năng suất. Ảnh Việt Hùng

Đến thời điểm này, tôm trong ao đã hơn 60 ngày tuổi, trọng lượng đạt 80 con/kg. Dự kiến khoảng 15 -20 ngày nữa gia đình ông Tráng tiến hành thu hoạch, lúc đó tôm đạt 50 con/kg.

"Người nuôi tôm khi áp dụng phương pháp cho tôm ăn tỏi phải thật chịu khó, một ngày phải xay 3 - 4 lần tỏi hòa vào thức ăn rồi thả xuống ao. Phương pháp nuôi này vừa rẻ mà rất hiệu quả. Từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch 90 ngày chỉ mất khoảng hơn 3 triệu đồng tiền mua tỏi. Hiện giờ tôm nuôi trong ao đã hơn 60 ngày phát triển tốt; sau khoảng 20 ngày nữa thuhoạch, năng suất dự kiến đạt 7 tấn tôm, gia đình thu lãi khoảng hơn 500 triệu đồng" - Ông Tráng chia sẻ.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã An Hòa, Sơn Hải đang áp dụng công nghệ cho tôm ăn tỏi. Phương pháp này được bà con nhân rộng trong khoảng 2 năm trở lại đây.

 la ma hay: cho tom an toi, phong duoc 2 benh, lai nua ty dong/vu hinh anh 2

40 kg thức ăn cho tôm sẽ được trộn cùng 2 kg tỏi xay nhỏ, sau đó để 15 phút rồi thả xuống ao cho tôm ăn. Ảnh: Việt Hùng

Ông Bùi Trung Cải, hộ nuôi tôm ở xã Sơn Hải cho hay, bà con dựa trên cơ sở những vật nuôi như cho gà, lợn cho ăn tỏi thấy hiệu quả, từ đó bà con đã thử nghiệm áp dụng cách này cho con tôm. Từ một vài hộ dân làm, sau đó đã nhân rộng ra ở các địa phương khác; tỷ lệ người nuôi tôm sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao.

"Tỏi được ví như dạng kháng sinh sinh học, phòng bệnh rất tốt cho con tôm, nhất là bệnh gan tụy và phân trắng. Nuôi tôm bằng tỏi sẽ đảm bảo con tôm sạch, người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Trong khi đó, sử dụng các loại chất kháng sinh mặc dù không bị cấm nhưng nếu nuôi sau 3 tháng thu hoạch thì lượng kháng sinh trong tôm chưa thể giải phóng hết được. Do vậy bà con đang tiến tới nuôi tôm theo công nghệ vi sinh này để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm" - ông Bùi Trung Cải cho biết.

Theo các hộ nuôi tôm, sử dụng phương pháp cho tôm ăn tỏi là giải pháp an toàn, nhất là trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm hiện nay. Để áp dụng công nghệ này, bà con phải chuẩn bị lượng tỏi lớn trong nhà; cứ 40 kg thức ăn sẽ hòa trộn với 2 kg tỏi xay nhỏ, sau đó ủ 15 phút rồi thả xuống ao cho tôm ăn. Bình quân mỗi ngày, người nuôi sẽ cho tôm ăn 4 lần với 160 kg thức ăn thì lượng tỏi kết hợp là 8 kg/ngày.

 la ma hay: cho tom an toi, phong duoc 2 benh, lai nua ty dong/vu hinh anh 3

Cho tôm ăn tỏi sẽ phòng được 2 loại bệnh gan tụy và phân trắng. Ảnh Việt Hùng

Cách nuôi này, bà con phải áp dụng thường xuyên từ khi mới thả giống đến thời kỳ thu hoạch để phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, người nuôi sẽ kết hợp tỏi, men vi sinh và mật ong để xử lý môi trường nước, giải phóng chất cặn bã, gây màu nước trong ao.

"Việc áp dụng công nghệ cho tôm ăn tỏi kết hợp men vi sinh mang lại hiệu quả cao cho người nuôi. Như vụ tôm năm 2017, có khoảng 70% tổng số hộ dân áp dụng thành công; mỗi ao sau khi thu hoạch đạt 5 - 8 tấn tôm, trừ chi phí thu lãi từ 400 - 700 triệu đồng/vụ" - ông Lê xuân Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa khẳng định.

Quỳnh Lưu là huyện có diện tích nuôi tôm lớn với 460 ha, tính đến thời điểm này bà con các xã An Hòa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh... đã thu hoạch trên 200 tấn tôm. Theo bà con, giá tôm năm nay cao hơn năm ngoái, tôm đạt trọng lượng 100 con/kg giá 100.000 đồng; loại 50 con/kg giá 170.000 đồng

Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,544
  • Tổng lượt truy cập92,050,273
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây