Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Thu nhập ổn định nhờ nuôi thỏ

Thứ ba - 04/03/2014 02:16
Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

 

 

Với ước mơ vươn lên làm giàu từ nỗ lực bản thân, dù rất bận rộn với nhiệm vụ của một hội cựu chiến binh, song anh Phạm Lê Binh vẫn tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình. Đầu năm 2010, anh đầu tư vốn mua khoảng 10 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nuôi nên anh bị thất bại, thỏ mắc bệnh ghẻ nhưng gia đình không có phương pháp nào để chữa trị dẫn đến thỏ bị chết hàng loạt. Không đầu hàng, thông qua phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, loa đài, qua các lớp tập huấn chăn nuôi do huyện xã mở tại địa phương, anh tích cực tìm hiểu các tài liệu về chăn nuôi thỏ để học hỏi kỹ thuật và tích lũy thêm kinh nghiệm.


Cơ hộ thực sự đến với gia đình anh là thời điểm vào cuối năm 2012. Từ nguồn vốn chương trình nghị quyết 30a của Chính phủ, xã Bảo Nhai được hỗ trợ 36 đôi thỏ giống cho 6 hộ dân, trong đó gia đình anh Binh được hỗ trợ 12 con giống. Nhận thấy chăn nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp, anh bàn với gia đình quyết định đầu tư một lần nữa. Lần này anh mạnh dạn đứng ra vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín, diện tích gần 150 m2 với 3 dãy cũi được hàn toàn bộ bằng sắt, gỗ, diện tích rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ.

 

Anh Binh chăm sóc đàn thỏ


Với vốn kiến thức học hỏi được từ các mô hình nuôi thỏ trong và ngoài huyện cộng với những nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ phía gia đình nên dù thời gian nuôi thỏ chưa nhiều, song đàn thỏ giống của anh phát triển ổn định và sinh sản tốt.


Theo anh kinh nghiệm của anh, ở từng thời kỳ phát triển khác nhau của thỏ, thỏ có thể mắc một số bệnh khác nhau, vì vậy chỉ cần người chăn nuôi thường xuyên kiểm tra đàn cũng như có một số kinh nghiệm trong việc chữa một số bệnh thường gặp cho thỏ.


Anh Binh cho biết, nuôi thỏ có rất nhiều lợi thế bởi nguồn thức ăn cho thỏ là các loại cây cỏ trong tự nhiên có nhiều, dễ kiếm, dễ chăm sóc, đầu ra tương đối ổn định, thời gian sinh đẻ ngắn nên đầu tư quay vòng nhanh.


Hiện gia đình anh đã xuất bán được 80 đôi thỏ giống, cộng với gần 50 đôi thỏ giống chờ xuất bán, theo tính toán của anh với giá bán trung bình khoảng 250 nghìn đồng/đôi thỏ giống gia đình anh sẽ thu về tổng cộng hơn 30 triệu đồng. Từ thành công bước đầu trong nuôi thỏ, anh Binh dự định thời gian tới sẽ phát triển thêm với số lượng trên 300 con thỏ giống nhằm đảm bảo cung cấp giống cho nhân dân trên địa bàn có nhu cầu, đồng thời mở rộng ra chăn nuôi thỏ thịt cung cấp cho các nhà hàng.


Hiện nay, mặc dù chăn nuôi thỏ không phải là mới, song việc đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn có tính toán khoa học và bài bản như mô hình của anh Binh chưa nhiều, mô hình của anh Phạm Lê Binh chính là một gợi mở để xã Bảo Nhai đẩy mạnh đưa con giống này vào chăn nuôi góp phần thực hiện có hiệu quả đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, đây cũng là mô hình hiệu quả để nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Bảo Nhai nói riêng và huyện Bắc Hà nói chung mạnh dạn tìm hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi mang hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu cho gia đình./.

Minh Tâm
Đài TT - TH huyện Bắc Hà

Nguồn khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại182,550
  • Tổng lượt truy cập88,860,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây