Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ cây sả

Thứ bảy - 01/10/2016 01:24
Nhờ thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn, mặn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, nhiều nông dân đã vươn lên khá giả nhờ gắn bó với cây sả, gia đình anh Phan Bá Chung, ấp Giồng Keo, xã Phú Thạnh là một điển hình cụ thể.

Ghé thăm ruộng sả bạt ngàn của gia đình anh Phan Bá Chung vào một ngày của tháng 9, anh chị đang tất bật thu hoạch sả và xới đất trồng sả cho kịp thời vụ. Tranh thủ lúc nghỉ tay, anh Chung kể về cây sả - loại cây đã giúp gia đình anh đổi đời. Anh Chung nói: Với 1,5 héc ta đất trước đây chủ yếu gắn bó với cây lúa nhưng chỉ làm được 1 vụ lúa/năm, hiệu quả kinh tế không cao. Thấy địa phương phát triển mạnh cây sả, thổ nhưỡng thích hợp, nhiều điểm thu mua, giá cả ổn định nên anh chuyển dần sang trồng sả và gắn bó cho đến ngày hôm nay. Cũng nhờ cây sả mà gia đình anh có của ăn, của để.

Để hạn chế sả bị mất giá, anh Chung không trồng sả tập trung trên 1,5 héc ta đất của mình mà anh trồng rải vụ nên anh có sả bán quanh năm, không bị thương lái ép giá. Hiện tại gía sả đang ở mức 7.000 - 8.500 đồng/kg, tùy theo loại sả, lá sả 800 đồng/kg, mỗi ngày anh thu hoạch khoảng 300kg, mang về nguồn thu hơn 2 triệu đồng. Anh Chung phấn khởi cho biết: “Sả hút hàng, thương lái tranh nhau mua, nhiều người quen đến mua, năn nỉ quá nên phải giấu thương lái bớt để bán cho người quen, giá nhỉnh hơn 200-300 đồng/kg, nhưng cũng không dám bán nhiều. Lá sả trước đây bỏ khô, nay có nhà máy thu mua cũng bán được luôn. Bà con nơi đấy phấn khởi vô cùng”.

Theo anh Chung, sả rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, ít sâu bệnh, mỗi năm trồng được 2 đến 3 vụ, mỗi vụ từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 4 đến 5 tháng. Sau khi thu hoạch, người trồng xới đất trồng ngay vụ mới hoặc không thu hoạch hết bụi mà chừa lại 2 đến 3 tép, chăm sóc, bón phân đầy đủ sẽ cho thu hoạch tiếp. Hàng năm, sau khi trừ các chi phí, anh Chung thu về hơn 200 triệu đồng từ việc trồng sả. Gắn bó với cây sả đã khá lâu, anh Chung tích lũy được nhiều kinh nghiệm trông việc trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Anh Chung nói: “Sả trước khi trồng phải chọn giống sả tốt, tép to, không bị bệnh, đem ủ ra rễ mới trồng, bổ sung thêm phân hóa học cho cây mau lớn. Cây sả chủ yếu bị con rệp sáp phá hoại, nếu để rệp sáp hút nhựa thì sả sẽ không lớn, chính vì thế phải tưới nước nhiều để rệp sáp bỏ đi. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, nếu dùng thuốc phun xịt nhiều cây sả dễ bị nóng, còi cọc không lớn nổi, năng suất giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.

Hiện tại, anh Chung được xem là một trong những nông dân ăn nên làm ra với cây sả trên vùng đất cù lao Tân Phú Đông này. Mô hình trồng sả của anh được nhiều hội viên nông dân đến tham quan, học hỏi và được anh Chung tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc để sả cho năng suất cao, cùng bà con nông dân thoát khỏi khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Chính sự nhiệt tình, gần gũi anh Chung được bầu làm Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Giồng Keo.

Chính những năm tháng miệt mài, cần lao trên vùng đất khó, bù lại những khó khăn, vất vả ấy không phải là những bằng khen, giấy khen hay danh hiệu cao quý mà đó là sự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, các con chăm ngoan, học giỏi. Hiện tại, đứa con lớn của gia đình anh Chung đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, đứa con nhỏ đang học lớp 5. Riêng anh có thêm nhiều thời gian tham gia vào công tác hội, tiếp tục cống hiến sức mình, góp phần đưa đời sống hội viên ở vùng đất khó này từng bước đi vào ổn định.

Nhận xét về anh nông dân nhiệt tình Phan Bá Chung, ông Lê Văn Mạnh, chủ tịch Hội nông dân xã Phú Thạnh cho biết: “Anh Chung rất nhiệt tình, siêng năng từ công việc đồng áng cho đến công việc hội. Mỗi khi tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, anh Chung đều hướng dẫn, chia sẻ lại cho bà con nông dân cùng học hỏi để áp dụng vào quá trình trồng, chăm sóc sả của mình. Hàng năm, bình xét nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, anh Chung đều nhường lại cho những hội viên khác, làm động lực để anh em phấn đấu cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Anh Chung thật sự là một nông dân tiêu biểu, đáng để anh em hội viên học hỏi, noi theo”.

Chia tay anh Chung, anh vẫn không giấu hết niềm vui của mình, anh bộc bạch: “Mấy tháng nay, giá sả liên tục ở mức cao, gia đình đã tích lũy được số vốn kha khá, chuẩn bị xây ngôi nhà mới cho mấy đứa con nó mừng”, câu nói như khẳng định cho sự cần lao của người nông dân đã được đền bù xứng đáng. Chúng tôi như vui lây với niềm vui của anh Chung, bởi chẳng bao lâu nữa, chính nơi đây, giữa những ruộng sả bạt ngàn, xanh tươi ấy là ngôi nhà kiên cố, bề thế được xây dựng do lợi nhuận từ cây sả mà ra.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,228
  • Tổng lượt truy cập92,650,892
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây