Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ nuôi heo

Thứ hai - 15/08/2016 05:05
Về thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, chúng tôi được ông chủ trang trại Lê Xuân Quang hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với 1.500 con heo chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Mười năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Quang “đứng vững” trước những cơn biến động giá của thị trường.
Ông Quang đang chăm sóc đàn heo của gia đình
 
Ông Quang nhớ lại: Năm 2005, tôi chọn thuê khu đất cằn cỗi nằm cạnh đồi núi, cách xa khu dân cư, rộng gần 1 ha ở thôn Thọ Lộc 2 để làm trang trại chăn nuôi heo thịt, bò sinh sản, vịt đẻ và gà thịt. Sau nhiều phen thất bại, vì chưa có kinh nghiệm, tôi đã được công ty C.P giới thiệu, tư vấn và đặt vấn đề liên kết chăn nuôi gia công. Tôi liều vay mượn tiền để xây dựng chuồng trại nuôi heo trên nền diện tích gần 1 ha đúng thiết kế kỹ thuật công ty đưa ra. Theo hợp đồng, mỗi năm tui cung cấp cho công ty 3.000 con heo thịt,  công ty sẽ hỗ trợ cho trang trại thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, thuốc phòng, trừ bệnh và đặc biệt là bao tiêu đầu ra sản phẩm.
 
Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, ông Quang đã thuê nhân công, đào tạo và quản lý họ thực hiện chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho heo theo đúng quy trình chuẩn. Công ty C.P chịu trách nhiệm cung ứng toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y và đưa kỹ sư về hướng dẫn lao động tại trang trại. Nhờ quy trình chặt chẽ nên suốt thời gian qua, trang trại của ông Quang chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh lớn. Doanh thu hàng năm sau khi trừ chi phí điện, nước và trả lương cho nhân công, lợi nhuận thu được vẫn đạt đến con số tiền tỷ. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc nuôi hàng trăm con gà, chục con bò lai, 1 ha trồng cây keo lai, hàng năm ông thu không dưới 100 triệu đồng.
 
Ông Quang chia sẻ: “Chăn nuôi gia công là hình thức đầu tư sản xuất chậm mà chắc. Phải mất vài ba năm tôi mới trả hết được số vốn và lãi ban đầu để xây dựng chuồng trại, nhưng đến nay, thu nhập từ chăn nuôi gia công khá ổn định, bản thân tôi cũng không phải suy nghĩ, lo lắng về thị trường nữa”.
 
Ông Quang chọn mô hình chăn nuôi gia công vì đây là cách làm ăn có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Nông dân chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở chuồng trại, công chăm sóc; còn doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra, đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật thú y… “Để làm kinh tế trang trại, vấn đề quan trọng là sản phẩm làm ra phải tìm được nơi tiêu thụ ổn định, có ký kết bao tiêu sản phẩm nhằm tránh điệp khúc được mùa mất giá hoặc mất mùa được giá” – ông Quang cho biết thêm.

Theo ông Phan Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Thọ, hiện thôn Thọ Lộc 2 có nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển trang trại để chăn nuôi gia công gà, heo cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP, có hộ thu lãi hàng năm trên 1 tỷ đồng. Ông Quang là người tiên phong và là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

Mặc dù hiệu quả của các trang trại chăn nuôi gia công tương đối cao nhưng việc nhân rộng mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư ban đầu. Để xây dựng chuồng trại theo thiết kế của doanh nghiệp, chủ trang trại phải bỏ ra khoảng vài tỷ đồng - một số tiền không nhỏ vượt ngoài khả năng tích lũy và vay mượn của nhiều người. Vì vậy, theo ông Quang, để liên kết này mang lại lợi nhuận lâu dài cho người chăn nuôi thì bản thân chủ trang trại phải mạnh dạn đầu tư, nghiêm túc thực hiện quy trình chăn nuôi do công ty đề ra, sử dụng hiệu quả thức ăn, vật tư được cung cấp và hạn chế tối đa dịch bệnh… Chỉ có như vậy thì chăn nuôi gia công mới trở thành hướng phát triển kinh tế vững chắc, đồng thời là động lực thúc đẩy chăn nuôi quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo Hội Nông dân
 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,922
  • Tổng lượt truy cập85,139,958
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây