Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La

Thứ tư - 09/09/2015 11:09
Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.

Quyết tâm thoát đói vượt nghèo nhờ tận dụng lợi thế đất đai, áp dụng khoa học kỹ thuật, ông Trương Văn Đôn ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từng bước mở rộng mô hình trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Ông trở thành điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở cơ sở, được nhiều người dân học tập.

Năm 1976, gia đình ông Trương Văn Đôn chuyển từ Thái Bình lên Mai Sơn lập nghiệp. Khi đó ông Đôn làm công nhân Nông trường Tô Hiệu. Trong điều kiện kinh tế gia đình thường xuyên khó khăn, thiếu thốn do đông con, đến năm 1990 ông xin nghỉ về cùng với gia đình phát triển kinh tế.

Nhận thấy lợi thế của gia đình có đất rộng, phù hợp với trồng cây ăn quả, năm 1991, ông bàn với vợ con mạnh dạn đầu tư vào trồng cây nhãn, xoài, cà phê trên tất cả diện tích đất của gia đình. Những năm đầu gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn bởi đầu ra cho sản phẩm và giá cả bấp bênh. Đến năm 2000 ông tìm tòi học hỏi kinh nghiệm và quyết định đốn bỏ một số diện tích cây cà phê, xoài và nhãn để đầu tư trồng na.

Ông Đôn bên mô hình làm giàu từ vườn cây ăn quả.

Sau 4 năm, cây na bắt dầu cho thu hoạch. Những gốc nhãn, xoài còn lại ông đầu tư ghép các loại giống có chất lượng cao. Theo kinh nghiệm của ông Đôn, để mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, cần phải xác định được cây con và biết áp dụng khoa học kỹ thuật.

“Đối với mô hình trồng na nên trồng theo hàng lối để dễ chăm sóc, bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt. Nếu biết áp dụng hoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cây na sẽ có thu nhập cao hơn các loại cây khác. Tới đây gia đình sẽ trồng thay mới những gốc na già để cây phát triển tốt hơn”, ông Đôn cho biết.

Sau 14 năm, giờ đây gia đình ông Trương Văn Đôn đã có một vườn cây ăn quả gồm na, nhãn, xoài quy mô hơn 3,4 ha, trong đó na là cây chủ lực được gia đình trồng với diện tích gần 3 ha. Nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, từ năm 2012 đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình ông đã thu hoạch được khoảng 23 - 24 tấn quả na/năm, với giá bán cho các thương lái tại vườn khoảng từ 27.000 - 30.000 đồng/kg.

Giống na trồng ở Mai Sơn rất hợp với khí hậu, chất đất nên quả đẹp, thơm ngon, được nhiều người dân trong, ngoài huyện ưa chuộng. Trừ chi phí các loại, gia đình ông có thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm từ bán na, nhãn và xoài ghép.

Để mô hình trồng cây ăn quả của gia đình phát triển tốt hơn, ông Đôn đã đầu tư cho các con đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi để về áp dụng vào mô hình của gia đình. Hiện nay cả hai người con của ông đều đang theo nghiệp cha tiếp tục mở rộng và trồng mới thêm gần 1 ha diện tích cây na. Theo ông Đôn, dự kiến khoảng 3 năm nữa mô hình cây ăn quả của gia đình ông sẽ cho thập nhập khoảng trên 1 tỷ đồng/năm.

Đánh giá về những mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị trấn nói chung và mô hình cây ăn quả của gia đình ông Trương Văn Đôn. ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết, những năm gần đây, bà con địa phương đã chú trọng thay đổi cây trồng như nhãn ghép, xoài ghép, na, bưởi diễn…

“Na vẫn là cây phù hợp với vùng đất địa phương nhất khi cho quả ngon và đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Với mô hình như của hội viên Trương Văn Đôn, năm 2014 đã cho thu nhập trên 700 triệu đồng”, ông Đạt cho biết.

Không chỉ năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, ông Trương Văn Đôn còn là hội viên nông dân gương mẫu trong mọi phong trào ở cơ sở, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ông Đôn luôn tích cực đi đầu trong công tác vận động nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Ông luôn được bà con yêu mến, thường xuyên đến trao đổi học tập kinh nghiệm làm ăn./.

Theo VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,812
  • Tổng lượt truy cập90,245,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây