Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ gà thả vườn ấp trứng

Thứ hai - 21/09/2015 23:37
Không chỉ cung cấp lượng trứng lớn làm thực phẩm cho người dân tại xã đảo Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai), trang trại của ông Lý Kế Thường còn là địa chỉ tin cậy, an toàn cung cấp gà giống chất lượng cao.
Nhờ nuôi gà thả vườn ấp trứng, ông Thường thu lãi hàng trăm triệu/năm

Xã Thanh Sơn như một ốc đảo, từng thuộc diện xã nghèo nhất nhì của Định Quán, với hơn 1.000 hộ nghèo. Nơi đây nằm tách biệt hoàn toàn với thị trấn Định Quán vì ngăn cách bởi sông Đồng Nai, mọi giao dịch theo đó phải chịu thêm chi phí của các bến phà. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn, khu vực này sản sinh ra nhiều tỷ phú.
 

Theo lời giới thiệu của cán bộ Trạm Khuyến nông Định Quán, tôi đến nhà ông Lý Kế Thường (tổ 1, ấp 7, xã Thanh Sơn). Không chỉ phát triển mô hình nuôi gà thả vườn quy mô lên tới gần 4 ha, với 1.200 con, ông còn định hướng kinh tế gia đình theo việc nuôi gà ấp trứng, cung cấp con giống cho người dân trong xã và các vùng lân cận.
 

Ngồi kể với chúng tôi với giọng hào sảng, ông Thường cho biết: “Gia đình tôi nuôi gà đến nay mới 5 năm nên tổng đàn chưa lớn. Tới đây tôi mở rộng thêm gần 2 ha đất nữa để thả đàn. Vừa có diện tích rộng cho gà có chỗ chạy nhảy, vừa có đất phát triển cây trồng”.
 

Sinh ra ở Thanh Hóa, song ông Thường lại theo gia đình ra Hà Nội từ khá sớm. Theo lời ông, những năm còn nhỏ và thời đi học, Hà Nội còn nhiều thiếu thốn. Ở đây làm cật lực từ sáng tới tối chỉ mong sao kiếm được chút tiền đong gạo. Khi ông lập gia đình, sức ép tài chính càng đè nặng, buộc phải tìm một hướng đi mới tại vùng đất mới.
 

Nhận lời mời của người em ở miền Nam, ông vào tham quan và tìm hiểu về SX nông nghiệp. Tới nơi, ông thực sự ngạc nhiên về cách làm ăn bài bản. Ông cho hay: “Trong khi ở quê tôi, người ta làm cực khổ để kiếm từng ngàn bạc, thì khu vực này họ nghĩ làm ra bạc, ra vàng. Nhận thấy sự phát triển đó, tôi quyết định luôn sẽ vào Nam lập nghiệp”.
 

Ông dồn tất cả vốn liếng mua được mảnh đất gần 1 ha ở xã Thanh Sơn. Ngày ngày, vợ chồng ông đi làm thuê cuốc mướn, tằn tiện, tích cóp từng đồng một. Dần dà có vốn, gia đình bắt đầu phát triển nông nghiệp.

Đầu tiên chỉ trồng cây thông thường như ngô, lúa và thuốc lá. Vốn là cựu sinh viên trường Lâm nghiệp, ông cũng có chút kiến thức về đi rừng, về nông nghiệp. Thành thử, cây trồng nào phát triển trên đất nhà, ông đều chăm sóc rất chu đáo. Không năm nào gia đình chịu thất thu, dù là thay đổi bất cứ loại cây trồng nào. Cứ như thế, ông Thường chắt chiu, tích góp và dần dà phát triển lên gần 4 ha đất. Thời điểm này, ý tưởng chăn nuôi bắt đầu được manh nha.
 

Phát triển mô hình gà thả vườn ấp trứng, ông đảm bảo được trên 80% lượng trứng ấp ra gà đạt chất lượng, con giống tốt. Nhờ đó, được bạn hàng tin cậy, con giống luôn có giá cao hơn. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng. Từ một túp lều nhỏ thuở lập nghiệp, đến nay ông đã tậu được một căn nhà rộng lớn, khang trang cùng nhiều tiện nghi hiện đại.

Đầu năm 2010, ông được mời đi nước ngoài thăm các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Được chứng kiến tận mắt, hỏi tận nơi từ quy trình nuôi, chăm sóc cho tới khi xuất chuồng, lại sẵn ý tưởng, ông quyết tâm bắt tay vào nghề chăn nuôi. Không chần chừ, ăn cái tết 2010 xong, đầu năm 2011, ông xây dựng chuồng trại, dọn dẹp vườn tược và thả 500 gà mái.
 

Dù thường xuyên đi học hỏi kinh nghiệm ở những hộ chăn nuôi lớn, nhưng ban đầu tích lũy chưa nhiều, ông nếm không ít thất bại. Đợt dịch cúm H5N1 năm 2013, gia đình ông mất sạch đàn gà thịt, bay biến hàng chục triệu đồng đầu tư. Dẫu vậy, sự quyết tâm của ông với nghề chăn nuôi thật đáng khâm phục. Ông vay vốn, chạy vạy khắp nơi, bắt đầu gây dựng lại.
 

Tập trung phát triển mô hình nuôi gà ấp trứng, bán con giống, ông phân khu chuồng trại gia đình mình làm 4 khu vực. Theo giải thích của ông, phân ra như vậy để từng đàn gà có "lãnh thổ" riêng, tự biết khu vực để nghỉ ngơi và cũng tiện quản lý, nếu để chúng lẫn lộn là lập tức đá nhau liền.
 

Ngoài ra, ông tự tay sáng chế tất cả đồ dùng phục vụ nuôi gà, từ chuồng trại, xây ổ ấp, cho tới cả 5 lồng ấp trứng. Trung bình, mỗi máy đạt công suất gần 11.000 trứng/tháng. Tuy vậy, những ngày gần đây, ông không đủ gà giống cung cấp cho thị trường, do nhu cầu người đặt hàng ngày càng tăng.

 Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay25,861
  • Tháng hiện tại204,428
  • Tổng lượt truy cập90,267,821
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây