Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ ươm cá tai tượng giống

Thứ tư - 14/09/2016 04:40
Đến ấp Tân Hòa, xã Tân Hội (TX.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) hỏi thăm gia đình ông Nguyễn Văn Bé và bà Lê Thị Kép ai cũng biết bởi gia đình ông thuộc vào diện khá giả, làm kinh tế giỏi và là gia đình Văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, vươn lên từ một gia đình khó khăn nhất, nhì xã nhờ sự cần cù, siêng năng, phấn đầu không mệt mỏi.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi. Ông bà 65 tuổi phấn khởi kể cho chúng tôi nghe về quá trình vươn lên vượt khó, từng bước xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc của mình. Đến giờ kể lại chuyện, ông bà cứ nghĩ đó như một giấc mơ không thể nào thực hiện được. Nhớ lại ngày nào ngôi nhà sập xệ là nơi che nắng che mưa cho 8 "kiếp người". Những đêm mưa lớn cả nhà phải ngồi dậy đợi hết mưa mới ngủ được.

Ảnh: Vợ chồng anh Bé vớt cá giống bán cho khách hàng 

Ông bà cho biết, khởi nghiệp từ 10 công đất chủ yếu trồng lúa 1 vụ/năm, đất phèn mặn, năng suất thấp, mùa khô đất bỏ hoang, vừa đủ 8 miệng ăn. Trước thực tế đó, ông bà luôn trăn trở phải trồng cây gì, nuôi con gì để cải thiện cuộc sống gia đình, tạo điều kiện cho các con được cấp sách đến trường. Thấy nhiều địa phương khác, mô hình ươm cá tai tượng giống cho hiệu quả kinh tế cao. Ông bà bàn nhau, thuê người về đào ao ươm cá giống. Từ một công đất rồi đến hai công bằng phẳng biến thành ao cá. Đến nay 10 công đất ấy là những cái ao “hút mắt” ươm cá tai tượng giống "hái ra tiền" của gia đình ông Bé.

Ông bà nói, khi mới tiến hành ươm cá giống, gặp khá nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, thất bại nhiều lần, có lúc định bỏ ao. Thế nhưng bằng sự hăng say lao động, sự tìm tòi học hỏi và trải nghiệm thực tế, đặt biệt là tương lai ăn học của các con đã không cho phép ông, bà nghỉ ngơi, càng thôi thúc ông bà phấn đấu nhiều hơn.

Gần 20 năm gắn bó với nghề ươm cá giống. Đến nay, ông bà đã gầy dựng được một trang trại ươm cá giống với quy mô khá lớn. Hàng năm đảm bảo cung cấp lượng cá giống có chất lượng cao cho các hộ nuôi cá trong và ngoài tỉnh, mang về cho gia đình ông nguồn thu nhập đáng kể.

Ông bà cũng cho biết thêm, ươm cá giống không quá khó, chủ yếu nắm được quy trình, kĩ thuật, đảm bảo ao sạch sẽ, cung cấp lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi của cá và cá giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Xong 1 vụ ươm nên xử lý ao...thì đảm bảo cá sẽ khỏe mạnh và ít hao hụt khi thả ra ao nuôi.

Ngoài ra, ông còn tiến hành nuôi thêm cá thịt để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện tại với gần 5.000 con cá thịt đang phát triển tốt, hứa hẹn nhiều thắng lợi. Ông bộc bạch: "Với cá thịt này, tôi sẽ tuyển chọn những con đạt tiêu chuẩn, chất lượng để làm cá giống, ươm bán cá con. Cá nào không đủ tiêu chuẩn để gầy giống thì bán ra thị trường. Cách làm này, vừa tiết kiệm được chi phí mua cá giống gầy đàn, vừa đảm bảo cá không có mầm bệnh và đạt tiêu chuẩn, chất lượng như mong muốn của mình".

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông bà còn tận tình hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, cách thức ươm cá giống cho bà con trong địa phương thông qua những buổi hội thảo, cuộc họp hàng tháng. Đến nay, ấp Tân Hòa đã có hơn 100 hộ ươm cá. Ông bà bộc bạch: "Nhiều gia đình biết làm ăn kinh tế thì địa phương mình cũng từng ngày giàu lên". Từ suy nghĩ đó, ông bà giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn bằng cách cho mượn con giống để nuôi đến khi nào thu hoạch cá thì mới lấy tiền con giống. Chính sự nhiệt tình, giúp đỡ của ông bà nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và hình ảnh ông bà càng trở nên gần gũi được bà con thương yêu, quý mến.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông Bé còn tiến hành ươm kiểng và trồng kiểng. Ông đi mua những cây kiểng còn nguyên sơ như mai vàng, gừa, cây xanh…về chỉnh sửa, tạo dáng độc đáo mới lạ. Dưới bàn tay uốn nắn của mình, ông đã “thổi hồn” vào từng gốc kiểng với nhiều hình dáng khác nhau, tạo nên một nét độc đáo riêng, mang lại giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ông Bé bộc bạch: "Dự định Tết này nếu được giá, tôi sẽ bán vài gốc mai vàng để sắm thêm trang thiết bị cho gia đình, phần còn lại tôi sẽ mua quà tặng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trong xã ăn Tết".

Cùng những kết quả trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, gia đình ông bà còn được biết đến trong việc thực hiện xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, con cháu thảo hiền, kính trên nhường dưới. Hiện tại, 5 người con của ông bà đều có trình độ Đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định tại các Công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Riêng người con út, tiếp sức cùng ông bà, duy trì nghề ươm cá giống - cái nghề đã giúp gia đình ông bà và nhiều gia đình khác có của ăn, của để.

Nhìn ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, con cháu thành đạt, trở thành những công dân có ít cho xã hội đó là niềm tự hào, niềm mơ ước của nhiều người. Hơn 10 năm nay ông Nguyễn Văn Bé luôn giữ vững danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đáng để nhiều người học hỏi, noi theo.

"Năm nào thời tiết thuận lợi, cá sinh sản tốt, có chất lượng, bán với giá cao, sau khi trừ các chi phí, tôi thu về khoảng 300 đến 400 triệu đồng cho gia đình. Năm nào ít cũng được hơn 200 triệu" - ông Kép nói.

VĂN MINH 
Theo Báo Tiền Giang
 Tags: gia đình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,100
  • Tổng lượt truy cập92,038,829
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây