Học tập đạo đức HCM

Lan tỏa những mô hình khuyến ngư

Thứ năm - 02/03/2017 21:03
Năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phát huy tốt vai trò cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông đân, nhất là đưa các con giống mới được khảo nhiệm, tuyển trọn vào nuôi trồng, những mô hình mới đã góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả. Thủy sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Kim Văn Tiêu (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xung quanh vấn đề này.

Ông có thể cho biết kết quả đạt được khuyến nông trong năm qua?

Năm 2016 là năm đầy biến động với lĩnh vực thủy sản phải kể đến là đầu năm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hạn, xâm nhập mặn và nước biển dâng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng ĐBSCL và các tỉnh miền Trung; cuối năm tình hình mưa lũ trên diện rộng đã gây thiệt hại không nhỏ, nhất là sự cố môi trường biển của các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế; bên cạnh đó là tình hình dịch bệnh.

Trước những khó khăn chung của toàn ngành, hoạt động khuyến ngư cũng gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã bám sát Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức trong hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương. Các dự án khuyến ngư đã đạt hiệu quả cao và được nông dân đồng tỉnh ủng hộ; trong đó, phải kể đến một số dự án tiêu biểu như: Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP; Mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP; Phát triển mô hình sản xuất ngao giống; Nuôi tôm càng xanh - lúa trên vùng đất chuyển đổi; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên tàu khai thác xa bờ.

Trong quá trình hoạt động, Trung tâm gặp phải những vướng mắc gì, thưa ông?

Thứ nhất, nuôi trồng thủy sản của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, số hộ và doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi quy mô, bài bản chưa nhiều, nên chính những hộ nuôi tự phát nhỏ lẻ có khi làm ảnh hưởng những hộ, doanh nghiệp có quy mô lớn. Thứ hai, việc quản lý vẫn chưa được sát sao, các sản phẩm thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường còn bất cập nên gây thiệt hại cho người nuôi thủy sản. Thứ ba, người dân chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và rất thiếu vốn. Thứ tư, thị trường không ổn định cũng là lực cản trong việc mở rộng mô hình.

Hiện nay, những quy trình nuôi không kháng sinh, chất cấm đang được đặc biệt quan tâm, Trung tâm đã và đang triển khai như thế nào?

Trong năm 2016, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản không sử dụng kháng sinh, chất cấm như mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP với diện tích 15 ha, 18 hộ thực hiện tại 5 tỉnh. Mô hình nuôi tôm theo VietGAP triển tại 9 tỉnh với diện tích gần 30 ha nhưng đặc biệt là không hộ nào bị dịch bệnh, nuôi cá tra theo VietGAP và cấp chứng nhận 87 ha.  Sản phẩn sản xuất ra vừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cũng phải nói thêm rằng, từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai xây dựng mô hình theo VietGAP gần 300 ha trên cả nước nhưng tỷ lệ dịch bệnh chỉ chiếm gần 2% diện tích, số hộ bị thiệt hại chiếm 1,7%. Đây là tỷ lệ thành công rất cao, trong khi đó các hộ nuôi không theo VietGAP tỷ lệ thành công - thất bại là 6/4.

Những mô hình mới được người dân tích cực đón nhận, song nếu triển khai ồ ạt lại ảnh hưởng không nhỏ, Trung tâm có khuyến cáo gì trong thời gian tới?

Đúng là có một số mô hình hiệu quả rất cao song nhân rộng lại khó vì làm lớn phải có thị trường, rồi cơ sở sản xuất phải đồng bộ từ hệ thống cơ sở hạ tầng như mương cấp, mương thoát…, yêu cầu tuân thủ kỹ thuật chặt chẽ. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đề xuất Bộ NN&PTNT và các địa phương làm tốt và thực hiện tốt quy hoạch, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo hướng bền vững. Tăng cường đào tạo tập huấn cho nông dân để “một người làm hàng trăm hộ học tập làm theo”, hình thức tập huấn cũng thay đổi theo hướng cầm tay chỉ việc “nông dân nói cho nông dân nghe” sẽ hiệu quả hơn.

Năm tới, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia có định hướng gì cho nuôi trồng thủy sản, thưa ông?

Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2017, hoạt động khuyến ngư tiếp tục tập trung vào các mô hình an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra bền vững. Mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân, kết hợp với bảo vệ môi trường và xây dựng Nông thôn mới. Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, Trung tâm sẽ tiến hành đồng bộ với đào tạo tập huấn chuyển giao và đa dạng hình thức thông tin tuyên truyền để một người làm hàng nghìn người biết học tập và làm theo.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,295
  • Tổng lượt truy cập92,043,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây