Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn: Làm giàu từ nuôi ngựa bạch

Thứ tư - 29/01/2014 20:31
Vài năm trở lại đây, ở xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nuôi ngựa bạch cho hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân đã thoát nghèo và làm giàu.

Xã Hữu Kiên là địa phương sở hữu nhiều ngựa bạch nhất Việt Nam với trên 130 con trong tổng số chừng 400-500 con ngựa bạch trên toàn quốc. Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh. Nếu giá của một con ngựa bình thường giao động từ 20 - 25 triệu đồng, thì đối với một con ngựa bạch trưởng thành có thể bán ra thị trường với giá khoảng 50 - 70 triệu đồng.

Nhận thấy đây là một trong những hướng thoát nghèo rất có hiệu quả, nên chính quyền xã đã nhanh chóng chỉ đạo cho người dân ở địa phương chủ động tìm nguồn giống, nhân rộng ra thành các mô hình chăn nuôi ngựa bạch, nhằm góp phần tăng tổng đàn gia súc của xã qua từng năm, đồng thời có thể đáp ứng được thị trường tiêu thụ hiện nay. Mặt khác, từng bước giúp bà con nông dân xoá đói, giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững.

Ông Nông Quốc Mao, thôn Co Hương là hộ nuôi ngựa bạch nhiều nhất ở Hữu Kiên, sau khi bán trên 10 con ngựa bạch giờ gia đình ông vẫn còn tới 9 con có giá trị trên 400 triệu đồng. Ông Mao chia sẻ: “Sau nhiều năm gắn bó với chăn nuôi gia súc, gia đình tôi đã chọn mô hình nuôi ngựa bạch là hướng đi chính để phát triển kinh tế, bởi hiện nay trên thị trường tiêu thụ cung không đủ cầu, nên việc đầu tư nuôi ngựa bạch là hết sức hợp lý. Hơn nữa, nguồn thức ăn vừa sẵn có lại dồi dào, giống ngựa này ít bị bệnh, quy trình chăn nuôi rất đơn giản mà lại cho thu nhập cao. Phải khẳng định một điều rằng, con ngựa bạch đã giúp gia đình tôi thoát nghèo và đang từng bước vươn tới một cuộc sống khá giả”.


Học tập ông Mao nuôi ngựa bạch, các hộ dân trong xã cũng tìm hiểu và làm theo, nhà nào ít vốn thì nuôi một đến hai con, nhà nhiều hơn thì ba đến bốn con trở lên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cho nhiều hộ gia đình xóa đói giảm nghèo. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Văn Bờ, ở thôn Mạ A, xã Hữu Kiên, trước đây cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn trong phát triển kinh tế, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên nhiều năm qua gia đình anh vẫn thuộc hộ nghèo ở thôn. Nhận thấy chăn nuôi ngựa bạch vừa dễ, phù hợp với đất rừng lại có thu nhập thu nhập cao, dễ bán, nên gia đình anh đã mua 1 con ngựa bạch cái về nuôi. Đến nay gia đình anh đã có 3 con để nuôi. Vừa qua gia đình anh bán 1 con dược 40 triệu đồng. Anh Bờ cho biết: “Nhờ nuôi ngựa bạch mà gia đình tôi đã có thêm khoản trang trải cuộc sống, có tiền sửa sang nhà cửa và cho con cái ăn học. Trong những năm tiếp theo gia đình tôi sẽ tiếp tục nhân đàn lên với số lượng lớn hơn”.

Theo các hộ chăn nuôi ở xã Hữu Kiên, tuy đầu tư vốn ban đầu để nuôi ngựa bạch tương đối cao, thế nhưng bù lại ngựa bạch lại ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc do nguồn thức ăn dồi dào vì có thể lấy trong rừng hay trồng ở vườn nhà như: ngô, thóc, cỏ... luôn sẵn có sẵn có ở địa phương. Mặt khác, nuôi ngựa bạch cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác. Việc thu hồi vốn nhanh mà thị trường tiêu thụ ổn định, nên khá nhiều hộ dân của xã chọn mô hình này và xem đây là hướng đi chính trong phát triển kinh tế của gia đình.


Ông Nông Quang Đảm, Chủ tịch UBND xã Hữu Kiên cho biết: Chăn nuôi ngựa là tập quán lâu đời của người dân và được xem là thế mạnh trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong đó, ngựa bạch được tư thương nhiều nơi tìm mua và có giá trị kinh tế cao nhất. Mỗi con ngựa bạch đến thời kỳ xuất bán để nấu cao (5– 7 tuổi) giá trung bình từ 40 – 50 triệu đồng; ngựa con sau thời kỳ cai sữa cũng được giá trên chục triệu đồng... Việc đầu tư phát triển chăn nuôi ngựa bạch tại xã hứa hẹn sự đổi thay mạnh mẽ đời sống người dân trong tương lai. Những năm tiếp theo, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền mở rộng quy mô đàn ngựa bạch, nhất là các thôn nuôi ít như Nà Lìa, Thằm Na; phát triển theo hướng hàng hóa đặc sản như cung cấp giống thuần chủng, nấu cao làm thuốc và lấy thịt.

 

Theo TTKNQG 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm527
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,524
  • Tổng lượt truy cập92,021,253
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây