Học tập đạo đức HCM

Làng nông thôn mới kiểu Hàn đem lại sự phấn khởi cho người dân

Thứ tư - 25/07/2018 00:13
Tại Hậu Giang, có 2 làng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu được 1 tổ chức Hàn Quốc hỗ trợ làm thí điểm tại 2 ấp Tân Quới Lộ (xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp) và ấp 9 (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ). Bước đầu dự án đem lại sự phấn khởi cho người dân.

Đây là dự án hỗ trợ từ quỹ toàn cầu hóa Saemaul Undong, với việc quỹ này cử chuyên gia và tình nguyện viên từ Hàn Quốc sang tận nơi để hướng dẫn, phổ biến cho người dân về dự án Saemaul.

Dự án đã giúp tăng cường năng lực tự chủ, nhận thức trong canh tác nông nghiệp, triển khai mô hình làm ăn tập thể cho người dân địa phương, thông qua việc phổ biến kinh nghiệm thành công và kỹ thuật công nghệ. Phía dự án hướng đã hướng dẫn người dân làm quen, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC).

11-47-32_mo_hinh_trong_du_luoi_dng_duoc_chu_y_ti_lng_tn_quoi_lo
Nông nghiệp công nghệ cao đang được chú ý phát triển tại các làng NTM kiểu mẫu

Bắt đầu từ cuối năm 2016, các chuyên gia Hàn Quốc đã đến khảo sát tại Hậu Giang. Giữa năm 2017, phía bạn đã chọn hai ấp Tân Quới Lộ và ấp 9 để thực hiện dự thí điểm dự án dự kiến trong 5 năm, với kinh phí hỗ trợ từ 12,5-14 tỷ đồng/làng NTM.

Đến nay, qua gần 2 năm, dự án đã hỗ trợ xây dựng 2 HTX, 2 nhà văn hóa, 2 máy gặt đập liên hợp (GĐLH), 2 máy cày, 2 máy cấy, 10 máy cày nhỏ,.. các cơ sở vật chất như trụ sở, nhà kho chứa lúa, vật tư nông nghiệp, trang thiết bị phục vụ HTX với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng. Nhận được sự hỗ trợ trên, người dân ở 2 làng NTM kiểu mẫu rất phấn khởi.

Tại ấp 9, xã Lương Tâm, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc HTX ấp 9 Saemaul cho biết: “Tháng 10/2017, được sự hỗ trợ của dự án Saemaul, HTX ấp 9 thành lập, với 41 thành viên, diện tích đất SX tham gia HTX là 45 ha. Ban đầu vận động cũng khó khăn, nhưng được sự tập huấn từ ĐH An Giang, các chuyên gia, bà con đã mạnh dạn vào HTX. Nhận được công trình, máy móc hỗ trợ bà con rất vui mừng.

Qua vụ ĐX, HTX đã vận hành máy GĐLH cắt lúa cho xã viên HTX cũng như bên ngoài được hơn 1.000 công, trừ chi phí còn thu nhập 70 triệu. Chúng tôi cắt lúa cho bà con rẻ hơn ngoài 10.000 đồng/công, tổng chi phí giảm gần 10 triệu đồng. Còn máy cấy thì vụ HT này đã cấy được 80 công. Bước đầu còn khiêm tốn nhưng sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng phát huy thêm nữa”.

Theo ông Khánh, hướng sắp tới tại làng NTM ấp 9 sẽ quy hoạch 10 ha khu nông nghiệp CNC với 12 thành viên HTX tham gia. Trong đó, 8ha SX lúa sạch kết hợp nuôi cá, 2 ha trồng rau sạch trong nhà lưới. Phía dự án sẽ tài trợ phần lớn kinh phí làm các công trình giao thông, thủy lợi, nhà lưới và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Hiện đã có một số thành viên nuôi cá thử nghiệm, để rút kinh nghiệm khi triển khai dự án.

Còn tại làng Tân Quới Lộ, không khí xây dựng làng NTM kiểu mẫu nơi đây cũng không kém phần sôi động, bởi cuối năm nay xã Bình Thành cũng về đích NTM. Người dân tích cực chuyển đổi SX, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Ông Trần Văn Thảo (49 tuổi), có 5 công vườn tạp vì kinh tế khó khăn nhiều năm nay ông phải làm thuê kiếm sống bên cạnh khoản thu nhập bấp bênh từ ruộng lúa. Nay BCĐ ấp vận động xây dựng NTM, xây dựng đời sống ấm no sung túc, ông Thảo mạnh dạn vay vốn ngân hàng 30 triệu đồng chuyển đổi 5 công đất ruộng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh. Hiện gia đình ông đã lên liếp, đắp mô và chuẩn bị mua cây giống về trồng.

Cách gia đình ông Thảo không xa, gia đình ông Nguyễn Văn Đô (61 tuổi), cũng vay Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng nuôi dê, ông nói: “Trong ấp ai cũng đã khá lên hết. Nay có cơ hội vay vốn làm kinh tế, tôi bàn với vợ vay 20 triệu mua thêm 10 con dê nữa. Giờ nhà tôi có 7 con rồi, 7 con cũng tốn 1 người chăn thì 17 con cũng tốn một người mà”. Ông Đô cười xòa cho biết, ngoài nuôi dê, ông còn cải tạo vườn tạp, trồng thêm rau cải, nuôi cá.

Chúng tôi tin rằng, với sự quyết tâm của Đảng ủy, chính quyền 2 xã Bình Thành, Lương Tâm, sự đồng lòng của nhân dân 2 ấp Tân Quới Lộ và ấp 9, cùng sự hỗ trợ của tổ chức NTM Hàn Quốc về vật chất, kỹ thuật, sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia NTM Hàn Quốc, sẽ xây dựng thành công “làng NTM kiểu mẫu” theo mô hình NTM Hàn Quốc ở hai ấp Tân Quới Lộ và ấp 9.

Dự án Saemaul tại Tân Quới Lộ thời gian tới còn hỗ trợ bà con trồng dưa lưới mang màu sắc và nhãn hiệu Phụng Hiệp với quy mô 10 ha, 12 hộ nông dân tham gia.

Trong đó, nông dân sẽ góp đất, 30% phân bón. Dự án hỗ trợ chi phí cây giống, nhà lưới và kỹ thuật trồng, kết nối bao tiêu đầu ra. Hiện người dân rất nhiệt tình đăng ký tham gia.

Ông Võ Văn Trưng (62 tuổi), là một trong những nông dân thành công đầu tiên về cây dưa lưới ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành (Phụng Hiệp), hiện mô hình của ông canh tác 8.000m2 dưa lưới quanh năm, cho thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng.

Ông Trưng cho biết: “Tôi sẵn sàng hợp tác với bà con có nhu cầu và hướng dẫn canh tác cũng như sẽ bao tiêu hết dưa bà con làm ra”.

 Đó là sức mạnh và ý chí vươn lên của những con người bao năm chưa có điều kiện làm ăn. Nay sức sống NTM nơi đây trỗi dậy mạnh mẽ như cá gặp nước.

Ông Đặng Thanh Phong, Bí thư trưởng ấp Tân Quới Lộ cho biết: “Ngoài nhà văn hóa, máy móc trang thiết bị mà người dân Tân Quới Lộ được thụ hưởng từ dự án Saemaul, thời gian tới phía dự án còn hỗ trợ thêm con lộ dài 2,8km dẫn tới cánh đồng SX để bà con thuận tiện vận chuyển hàng hóa, 18 cây đèn điện năng lượng mặt trời, 1 cây cầu dài 27m, rộng 3m. HTX Tân Quới Lộ đã sử dụng hiệu quả các hỗ trợ như máy cắt lúa, vụ rồi tính ra tới 410 công rẻ hơn bên ngoài 30.000 đồng/công, đang cày xới gần 100 công đất gieo sạ vụ thu đông,…”.

 “Ấp Tân Quới Lộ hiện đã đạt 17/19 tiêu chí NTM, còn hai tiêu chí BHYT và hộ nghèo chưa đạt. BHYT hiện đã đạt 81% số hộ tham gia mua so với yêu cầu là 85%. Còn hộ nghèo tỷ lệ còn khá cao 8%. Trong năm, ngân hàng CSXH đã giải ngân cho 15 hộ nghèo vay vốn làm ăn với số tiền từ 20- 50 triệu đồng/hộ. Dự kiến cuối năm, bình chọn lại các hộ thoát nghèo theo tiêu chí mới", ông Đặng Thanh Phong, Bí thư trưởng ấp Tân Quới Lộ.
Theo Minh Đảm/baonongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập546
  • Hôm nay98,609
  • Tháng hiện tại834,719
  • Tổng lượt truy cập93,212,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây