Học tập đạo đức HCM

“Lão nông” lãi hơn nửa tỷ mỗi năm từ trồng địa lan

Chủ nhật - 10/12/2017 21:18
Tình cờ bén duyên với cây lan, hiện “lão nông” Lê Thanh Hùng (SN 1956, ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã có trong tay vườn lan rộng 4.500 m2. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây vườn lan của ông cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.

Tới xã Xuân Trường (TP Đà Lạt) không khó để tìm đến nhà ông Hùng, bởi sự “nổi tiếng” của ông khi ươm mầm thành công nhiều giống hoa lan trên đất Xuân Trường, cách trung tâm TP Đà Lạt gần 20km.

Vườn lan tiền tỷ xanh mướt của lão nông Lê Thanh Hùng ở Xuân Trường, TP Đà Lạt
Vườn lan tiền tỷ xanh mướt của "lão nông" Lê Thanh Hùng ở Xuân Trường, TP Đà Lạt

Được biết, những năm 76, ông Hùng từng làm nhân viên Bưu điện tại Đơn Dương (Lâm Đồng) nhưng cuộc sống tem phiếu thời đó chỉ đủ nuôi mình, nên ông quyết định xin nghỉ về làm kinh tế. Từ đó, gia đình ông chủ yếu canh tác cây cà phê.

Video tạm dừng
Khoảng 10 năm trước, tình cờ ông Hùng có quen một người bạn từ Sài Gòn vào Xuân Trường thuê đất trồng lan, ông Hùng nghĩ mình dân ở đây có đất, có kỹ thuật nông nghiệp tại sao không thử trồng lan.
 
Ông Hùng đang tỉ mỉ chăm sóc vườn địa lan của gia đình
Ông Hùng đang tỉ mỉ chăm sóc vườn địa lan của gia đình

Nghĩ là làm, ông Hùng đã cho người con trai đi học 6 tháng kỹ thuật trồng lan để về áp dụng nhưng không có hiệu quả. Sau đó, ông đã tự tìm tòi học hỏi, mày mò đi tìm hiểu từ những vườn lan, tuy nhiên ông cũng không học được nhiều vì đa số các chủ vườn đều “dấu nghề”.

Sau một thời gian, ông Hùng biết đến Hiệp hội Hoa lan Đà Lạt và dự tính mua lan về trồng. Sau đó, ông đã gom hết vốn liếng của gia đình và vay thêm ngân hàng 50 triệu đồng mua 800 chậu lan về trồng thử.

Dù được Hiệp hội Hoa lan Đà Lạt chia sẻ trao đổi kỹ thuật trồng lan tỉ mỉ, nhưng trong quá trình trồng loại cây mới này ông Hùng gặp phải không ít khó khăn như giống lan này không phù hợp với khí hậu của vùng, không phù hợp với chất trồng... trong khi đó kỹ thuật chăm sóc cây lan của ông chưa nhiều.

Hiện trong vườn của ông Hùng có 5 loại lan đang trổ nụ để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết
Hiện trong vườn của ông Hùng có 5 loại lan đang trổ nụ để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết

Trong 2 năm liền, cây lan chưa ra hoa, không có nguồn thu nhập cả nhà ai cũng sốt ruột, lo lắng cho ông. “Lúc đầu biết tôi tính trồng lan vợ tôi phản đối dữ lắm, bà ấy giận đóng cửa cả tháng, không cho tiền đầu tư... Nên lúc đó tôi đã vay mượn tín dụng để đầu tư trồng địa lan”, ông Hùng kể.

Sau 2 năm mày mò, thay đổi các kỹ thuật chăm sóc vườn lan cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cuối cùng những bông hoa lan đầu tiên đã bung nở. Vụ đầu tiên ông thu về hơn 200 triệu đồng, ông đem trả nợ ngân hàng và đưa cho vợ ông 1 khoản còn lại đầu tư hết vào giống lan mới.

Sau đó, ông đã mua 10.000 cây con về trồng, nào ngờ giống lan này không ra bông vì không hợp khí hậu khiến ông mất trắng cả vụ.

Không chịu thua, ông Hùng tiếp tục mày mò tìm hiểu, tìm cách khắc phục thay đổi giống cây cho phù hợp với khí hậu ở Xuân Trường, Đà Lạt. Ông tiếp tục vay mượn bạn bè, gom thêm vốn liếng mua thêm lan về trồng.

Một góc vườn lan giống hơn 8.000 cây của gia đình ông Hùng
Một góc vườn lan giống hơn 8.000 cây của gia đình ông Hùng

Trong 3 năm liền không có gì thu, ông bám trụ vào vườn cà phê để lấy vốn xoay vòng nuôi lan. Lúc đầu thì khó khăn rất nhiều nhưng giờ ông Hùng đã nắm chắc kỹ thuật trồng lan và vườn lan của gia đình ông đã bắt đầu thích nghi với mọi thời tiết cho hoa tươi tốt.

Hiện, trong vườn lan 4.500m2 nhà ông Hùng trồng 5 giống lan: Hoàng Hậu, Vàng mít, Xanh cốm, Xanh ngọc, Hồng hai da, tất cả đều đang trổ nụ để chuẩn bị cho vụ Tết sắp tới.

“Đây là những giống lan chịu trong khí hậu nhà kính, dễ thích nghi trong tất cả môi trường ánh sáng, ánh sáng nhiều thì ra nhiều hoa và ánh sáng ít thì hoa trổ bông ít hơn…”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Từ khi biết ông Hùng có lan, người dân cứ tự tìm đến mua, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Lúc đầu thì chỉ thị trường Đà Lạt, sau đó các nơi như TPHCM, Hà Nội dần biết đến và vào tận vườn lan của ông để mua.

Nhờ biết chuyển đổi các giống lan mới cho phù hợp với khí hậu của địa phương nên ông Hùng đã thành công với cây địa lan
Nhờ biết chuyển đổi các giống lan mới cho phù hợp với khí hậu của địa phương nên ông Hùng đã thành công với cây địa lan

Được biết, lan bắt đầu cho hoa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, khoảng thời gian này là vườn lan của gia đình ông Hùng cho thu nhập. Hiện trong vườn nhà ông có khoảng 7.000 chậu lan thành phẩm và 8.000 cây con, ước tính khoảng 4 tỷ đồng.

Dự tính năm nay, ông Hùng cho ra thị trường 7.000 chậu lan, với giá bán ngày thường khoảng 100 ngàn đồng/ cành và giá Tết khoảng 500 ngàn đồng/ đơn vị (1 đơn vị là một gốc lan gồm cành hoa và củ), sau khi trừ hết chi phí gia đình ông thu lãi về khoảng 600- 700 triệu đồng.

Ngoài việc trồng lan, ông Lê Thanh Hùng còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường. Hàng tháng, có rất nhiều người tìm đến vườn lan của gia đình ông tham quan, học hỏi ông Hùng đều chia sẻ, hướng dẫn tận tình họ các kỹ thuật trồng lan. Tại Festival năm 2015, ông được vinh danh là 1 trong những nông dân tiêu biểu của TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Ngọc Hà/dantri.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,563
  • Tổng lượt truy cập93,229,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây