Học tập đạo đức HCM

Màu đã xanh tươi trên giồng phèn mặn

Thứ sáu - 27/02/2015 03:21
Vài năm gần đây, các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú bắt đầu tận dụng đất giồng cát để trồng màu, kiếm thêm thu nhập và làm phong phú thêm chất lượng bữa ăn. Tuy nhiên, việc trồng màu - một loại cây rất mẫn cảm với nước mặn - chưa bao giờ dễ dàng. Chúng tôi có dịp ghi nhận về phong trào phủ cây màu lên đất giồng phèn của bà con xã Giao Thạnh. Đây là địa phương bước đầu kiểm soát được những bất cập của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, năng suất cây trồng đạt hiệu quả khá cao…

Bỏ màu theo tôm

Diện tích tự nhiên của xã Giao Thạnh trên 2 ngàn ha, chủ yếu là rừng dừa nước và trong tổng số gần 8 ngàn nhân khẩu thì trên 90% sống bằng nuôi trồng thủy sản hoặc buôn bán. Diện tích đất giồng cát rất nhỏ hẹp nằm cặp theo huyện lộ 30 - trục đường chính nối liền 8 ấp, chiều dài khoảng 11km, bắt đầu từ vàm Eo Lói (sông Cổ Chiên) đến vàm Thủ (sông Băng Cung), chỉ vỏn vẹn khoảng 28ha. Cũng vì bị bao phủ xung quanh toàn rừng ngập mặn, kênh rạch nên đất giồng cát ở đây từ xưa đã bị nhiễm phèn mặn rất nặng nề.

Trên địa bàn chạy theo chiều dọc của xã, chỉ có mạch nước ngầm ở ấp 3 là có thể sử dụng tưới tiêu vào mùa khô được cho cây màu. Ngoài ra, phần diện tích đất giồng còn lại chủ yếu trồng độc canh một vụ màu như khoai lang, đậu phộng nhưng năng suất rất kém. “3 công đất của tôi, mấy năm trước trồng một vụ đậu phộng nhưng khi thu hoạch chỉ còn nửa đám là cùng. Bởi phèn dâng lên giữa chừng cháy rũ lá trước khi có củ. Nay chỉ dùng gieo mạ để cấy vụ lúa mùa trong vuông tôm của gia đình mà thôi” - ông Bùi Quốc Tuấn, ở ấp 6, cho biết.

Cùng ấp với ông Tuấn, bà Tống Thị Khéo, người có diện tích đất giồng nhiều nhất ấp này, nhiều năm trước đã định bỏ trống đất, không làm nữa. “Trồng đậu phộng, dưa gang, bắp lai, rau cải, cà chua đều thất cả! Các con tôi thì chỉ lo vuông tôm; có một mình tuy tiếc đất nhưng tôi cũng đành chịu” - bà Khéo than.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người dân làm nghề buôn bán ở ấp 4, nói: “Vì mình không trồng được rau màu để tự cân đối tại địa phương nên từ lâu phải chấp nhận mua với giá cao hơn các địa phương khác từ 1,2 đến 2 lần. Mà không mua thì đâu có mà ăn”.

Trồng màu để tăng thu nhập và nâng chất bữa ăn

Trên thực tế, các địa phương khác có diện tích đất giồng cát pha như ở xã Giao Thạnh hay một vài xã của huyện Ba Tri đã trồng một số giống bắp lai rất tốt. Bên cạnh đó, nông dân đã chú ý trồng luân canh những loại rau màu ngắn ngày để tăng năng suất trên cùng một diện tích, rất thành công. “Điều kiện đất như Giao Thạnh nên chú ý trồng một số bắp lai ngắn ngày, có khả năng chịu phèn mặn tốt như giống MAX 68. Ngoài ra, rau muống, củ cải, cà chua,… cũng là đối tượng có thể tăng trưởng tốt trên loại đất này” - kỹ sư Trần Thanh Phong, Công ty CP giống cây trồng Miền Nam khuyến cáo.

Cũng theo kỹ sư Phong, điều kiện tự nhiên đất giồng ở Giao Thạnh chủ yếu là những gò cao, mà điều này vô cùng thuận lợi khi nông dân trồng màu, bởi sẽ không bị tình trạng tích nước gây úng hay làm bạc màu đất. Đặc biệt, bệnh sọc lá bắp lai - một loại bệnh được xem là khắc tinh của loại cây này sẽ khó có thể xảy ra.

Sử dụng giống bắp lai MAX 68, trồng trên diện tích 2,5 công giồng cát của gia đình, vợ chồng thương binh già Lê Hoàng Khải, ở ấp 3 đã thu 7 tấn trái, sau khi trừ chi phí có lãi trên 12 triệu đồng. “Trước kia, chỉ sử dụng đất trồng vụ lúa mùa, nay thêm vụ bắp và ít rau muống... Vậy thôi mà được trên 20 triệu đồng nữa. Vụ bắp đang gần đủ 68 ngày để thu hoạch, trúng hơn vụ trước nữa đó” - dẫn chúng tôi ra ruộng bắp lai xanh rờn, cao khỏi đầu người, ông Khải phấn khởi cho hay. Cách không xa ruộng ông Khải, đám sắn 2 công của ông Nguyễn Văn Bé vừa thu về gần 13 tấn củ...

Hiện nay, dọc huyện lộ 30, người ta đã dễ dàng nhận ra những ruộng màu nho nhỏ, những vườn xoài sai trái… Đặc biệt trong chợ Cồn Hươu, bà con sẽ dễ dàng mua được “cây nhà lá vườn” rẻ, ngon, an toàn như mình mong muốn.

Ông Tống Phước Cưng - Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh nói: “Không vì kinh tế nuôi trồng thủy sản những năm qua gặp nhiều khó khăn mà chúng tôi mới quay lại định hướng cho bà con trồng màu để vực dậy diện tích đất giồng cát bị nhiễm mặn. Chương trình “Đưa màu xuống đất giồng phèn” của UBND xã tiến hành trong vòng hơn năm qua là tránh việc lãng phí diện tích đất tự nhiên, qua đó sẽ làm đa dạng hóa thành phần kinh tế, nâng cao thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn cho người dân; khắc phục dần tình trạng người dân phải mua rau - củ - quả với giá cao như những năm trước”.

Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay52,472
  • Tháng hiện tại883,199
  • Tổng lượt truy cập92,056,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây